ở bài viết này sẽ đưa đến đầy đủ các kiến thức về tinh bột và xenlulozo đến bạn học. Bài viết sẽ đưa đến những kiến thức như tinh bột và xenlulozo khác nhau về điểm gì? Hay saccarozơ tinh bột và xenlulozơ giống nhau là gì?... Cùng tìm hiểu những kiến thức đó ở bài viết dưới đây nhé!
- Tinh bột có chủ yếu trong các loại hạt, củ hay quả, đặc biệt có nhiều trong lúa, ngô, khoai, sắn,...
- Những cây như bông, gỗ, tre, nứa,... đều có thành phần chính là xenlulozo
- Tinh bột:
- Xenlulozo là một loại chất rắn có màu trắng, cho dù ở trong nước lạnh hay nước nóng đều không tan.
- Công thức phân tử chung của tinh bột và xenlulozo đều là \((- C_6H_{12}O_6 - )_n\)
- Trong phân tử của tinh bột và xenlulozo gồm nhiều các mắt xích \((- C_6H_12O_5 - )_n\) liên kết với nhau
Phương trình phản ứng: \((- C_6H_{12}O_5 - )_n +n H_2O \overset{axit, t^0}{\rightarrow} nC_6H_{12}O_6\)
Tinh bột khi tác dụng với iot sẽ tạo ra một màu xanh đặc trưng, có thể coi đây là một phương pháp dùng để nhận biết hồ tinh bột hoặc nhận biệt Iot
\(6nCO_2 + 5nH_2O \overset{alorophin, á/s}{\rightarrow}(-C_6H_{12}O_5)+6nO_2\)
- Trong đời sống, tinh bột là lương thực quan trong cho con người, dùng để sản xuất ra glucozo và rượu etylic
- Với xenlulozo ứng dụng chủ yếu và nhiều nhất đó là dùng để làm giấy, vật liệu xây dựng, vải sợi, đồ gỗ,...
Câu 1: Đặc điểm chung của saccarozo tinh bột và xenlulozơ là gì?
A. Tham gia phản ứng tráng gương
B. Đều có thể bị thủy phân
C. Đều có nhiều trong cơ thể con người, động và thực vật
D. Tất cả đều sai
=> Đáp án đúng: B
Câu 2: Tinh bột và xenlulozo khác nhau về gì?
A. Công thức phân tử
B. Quá trình để tạo tinh bột và xenlulozo
C. Xenlulozo có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột
D. Phân tử khối của xenlulozo nhỏ hơn nhiều so với tinh bột
=> Đáp án đúng: C
Câu 3: Điểm giống nhau của tinh bột và xenlulozo đều là gì?
A. Đều là thành phần chính có trong gạo, ngô, khoai
B. Đều tham gia phản ứng tráng gương
C. Đều là polime có trong thiên nhiên
D. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozo
=> Đáp án đúng: D
Câu 4: Tinh bột và xenlulozo không thể hiện tính khử vì sao?
A. Trong phân tử hầu như không có nhóm H+ tự do
B. Vì cấu tạo phân tử quá phức tạp
C. Vì trong phân tử hầu như không nhóm OH hemiaxetal tự do
D. A và C đúng
=> Đáp án đúng: C
Câu 5: Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu đúng nhất?
A. Cả tinh bột và xenlulozo đều dễ tan trong nước lạnh và nóng
B. Tinh bột không tan trong nước lạnh, xenlulozo tan được trong nước nóng
C. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenluloozo thì khó
D. Tinh bột không tan trong nước lạnh, chỉ tan trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. Xenlulozo không tan khi ở cả trong nước nóng và nước lạnh
=> Đáp án đúng: D
Câu 6: Trong ba lọ đựng mất nhãn chứa riêng biệt ba dung dịch Glucozo, Hồ tinh bột, Ancol Etylic. Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được ba chất này?
A. Dung dịch Iot
B. Dung dịch Iot và \(AgNO_3\) trong amoniac
C. Phản ứng với Natri
D. Phản ứng với axit
=> Đáp án đúng: B
Câu 7: Để nhận biết được Iot thì người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch cacbonat
B. Hồ tinh bột
C. Rượu etylic
D. Dung dịch phenolphtalein
=> Đáp án đúng: B
Câu 8: Dùng các nào dưới đây để có thể phân biệt được saccarozo tinh bột và xenlulozơ?
A. Hòa tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch Iot
B. Cho tác dụng với vôi sữa
C. Cho các chất lần lượt tác dụng với Iot
D. Tạo phản ứng tráng bạc
=> Đáp án đúng: A
Câu 9: Trong các phát biểu dưới đây, đâu là phát biểu sai?
A. Tinh bột phản ứng với Iot tạo màu xanh đặc trưng vì có cấu trúc vòng xoắn
B. Để phân biệt glucozo và fructozo người ta dùng trực tiếp vị giác để phân biệt
C. Khi thủy phân đến cùng, tinh bột và xenlulozo đều cho glucozo
D. Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit và khác nhau về cấu tạo gốc glucozo
=> Đáp; án đúng: B
Câu 10: Cho các nhận định, hãy chọn nhật định đúng nhất?
A. Dung dịch fructozo tác dụng hoàn toàn được với Cu(OH)2
B. Trong môi trường H+, có nhiệt độ quá trình thủy phân saccarozo (hay mantozo) đều cho cùng một monosaccarit.
C. Dung dịch mantozo tác dụng với Cu(OH)2, ở trong nhiệt độ cao thì cho kết tủa Cu2O
D. Tất cả đều đúng
=> Đáp án đúng: B
Câu 11: Hãy có biết số phân tử của tinh bột dao động khoảng bao nhiêu?
A. 1.200 đến 6.000
B. 6.000 đến 10.000
C. 10.000 đến 14.000
D. 1.000 đến 2.000
=> Đáp án đúng: A
Câu 12: Trong sợi bông, khối lượng phân tử trung bình của xenlulozo rơi vào khoảng 4860000 đcV. Hãy cho biết số gốc glucozo có trong xenlulozo nêu trên bằng bao nhiêu?
A. 28.000
B. 30.000
C. 25.000
D. 35.000
=> Đáp án đúng: B
Câu 13: Cho các chất: Glucozo, Saccarozo, Tinh bột, Xenlulozo, Glixerin. Hỏi có tất cả bao nhiêu chất tham gia được vào phản ứng thủy phân?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
=> Đáp án đúng: C, ba chất là Saccarozo Tinh bột và Xenlulozơ
Câu 14: Để phân biệt Xenlulozo với Tinh bột người ta dùng đến phản ứng với gì?
A. Phản ứng với axit sunfuric
B. Phản ứng thủy phân
C. Phản ứng với dung dịch Iot
D. Phản ứng với các chất của tính kiềm
=> Đáp án đúng: C
Câu 15: Sơ đồ phản ứng: Tinh bột \(\rightarrow \)X \(\rightarrow \) Y \(\rightarrow \) Axit axetic. Hỏi X và Y lần lượt là?
A. Glucozo và Fructozo
B. Glucozo và Mantozo
C. Mantozo và Ancol etylic
D. Glucozo và Ancol etylic
=> Đáp án đúng: D
Câu 16: Sơ đồ phản ứng: Tinh bột \(\rightarrow \) Glucozo \(\rightarrow \) Rượu Etylic. Yêu cầu hãy tính thể tích của khí \(CO_2\) sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic. Giả sử tinh bột sử dụng lúc đầu là 162g và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 75% và 80%.
A. 33,6 lít
B. 26,88 lít
C. 16,8 lít
D. 13,44 lít
=> Đáp án đúng: B
Câu 17: Hãy cho biết số phân tử của xenlulozo dao động khoảng bao nhiêu?
A. 1.200 đến 6.000
B. 6.000 đến 10.000
C. 10.000 đến 14.000
D. 1.000 đến 2.000
=> Đáp án đúng: C
Câu 18: Đây là nhận định sai trong các nhận định sau?
A. Thủy phân saccarozo sẽ thu được đồng thời glucozo và fructozo
B. Thủy phân tinh bột và xenlulozo đến cùng thì sẽ đều cho glucozo
C. Tinh bột và xenlulozo đều polisaccarit, chúng chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozo
D. Saccarozo là đisaccarit
=> Đáp án đúng: C
Câu 19: Công thức phân tử chung của Tinh bột và Xenlulozo đều là?
A. \((- C_6H_{12}O_6 - )_n\)
B. \((- C_6H_{12}O_6 - )_n\)
C. \(C_6H_{12}O_6\)
D. \(C_{12}H_{22}O_{11}\)
=> Đáp án đúng: A
Câu 20: Khi tinh bột tác dụng với nước ở nhiệt độ cao sẽ tạo gì?
A. Tạo nước
B. Tạo hồ tinh bột
C. Tạo dung dịch axit
D. Tạo dung dịch kiềm
=> Đáp án đúng: B
Xem thêm >>> Giải bài tập hóa 9 tinh bột và xenlulozo
Lý thuyết về saccarozơ chuẩn nhất - Hóa học 9
Trên đây là bài viết mà đã viết đầy đủ kiến thức và bài tập về Tinh bột và Xenlulozo, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Hãy để lại những ý kiến cùng những đóng góp cho bài viết ở phía bên dưới comment nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247