Bài 1 trang 88 SGK Hình học 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Xác đinh độ dài các trục, tọa độ tiêu điểm, tọa độ các đỉnh và vẽ các elip có phương trình sau:

a) \(\frac{x^{2}}{25} + \frac{y^{2}}{9}= 1.\)

b) \(4x^2+ 9y^2= 1.\)

c) \(4x^2+ 9y^2= 36.\)

Hướng dẫn giải

Cho phương trình ellip: \(\left( E \right):\;\;\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{b} = 1.\)

Khi đó:

+) Độ dài trục lớn là: \(2a\) và độ dài trục nhỏ là \(2b.\)

+) Tọa độ các đỉnh là: \({A_1}\left( { - a;\;0} \right),\;{A_2}\left( {a;\;0} \right),\;{B_1}\left( { - b;\;0} \right),\)\(\;{B_2}\left( {b;\;0} \right).\)

+) Tọa độ tiêu điểm: \({F_1}\left( { - c;\;0} \right),\;{F_2}\left( {c;\;0} \right)\) với \(c^2=a^2-b^2.\)

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \(a^2= 25 \Rightarrow a = 5\) độ dài trục lớn \(2a = 10\) 

               \( b^2= 9 \Rightarrow  b = 3\) độ dài trục nhỏ \(2a = 6\) 

               \(c^2= a^2– b^2= 25 - 9 = 16  \Rightarrow c = 4\)

Vậy hai tiêu điểm là : \(F_1(-4 ; 0)\) và \(F_2(4 ; 0)\)

Tọa độ các đỉnh    \(A_1(-5; 0), A_2(5; 0),  B_1(0; -3),  B_2(0; 3)\).

b) \(4x^2+ 9y^2= 1\Leftrightarrow \frac{x^{2}}{\frac{1}{4}} + \frac{y^{2}}{\frac{1}{9}} = 1\)

  \(a^2  =\frac{1}{4}\Rightarrow a = \frac{1}{2}\)  \(\Rightarrow\) độ dài trục lớn \(2a = 1\)

  \(b^2= \frac{1}{9}\Rightarrow b = \frac{1}{3}\) \(\Rightarrow\)  độ dài trục nhỏ \(2b = \frac{2}{3}\)

   \(c^2= a^2– b^2= \frac{1}{}4- \frac{1}{9} =  \frac{5}{36}\) \(\Rightarrow c = \frac{\sqrt{5}}{6}\)

 \(F_1(-\frac{\sqrt{5}}{6} ; 0)\) và \(F_2(\frac{\sqrt{5}}{6} ; 0)\)

  \(A_1(-\frac{1}{2}; 0), A_2(\frac{1}{2}; 0)\), \(B_1(0; -\frac{1}{3} ), B_2(0; \frac{1}{3} )\).

c) Chia \(2\) vế của phương trình cho \(36\) ta được :

\(\frac{x^{2}}{9}+ \frac{y^{2}}{4}= 1\)

Từ đây suy ra: \(2a = 6,     2b = 4,    c = \sqrt5\)

Suy ra \(F_1(-\sqrt5 ; 0)\) và \(F_2(\sqrt5 ; 0)\)

 \(A_1(-3; 0), A_2(3; 0),  B_1(0; -2),  B_2(0; 2)\).

Copyright © 2021 HOCTAP247