Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Viết bài văn phân tích Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Thú hàn”

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Thú hàn”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Thú hàn”

Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ rợp bóng của văn học Việt Nam thế kỉ XVI, sinh năm 1491, mất năm 1585, ông sông gần trọn thế kỉ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm tên huý là Văn Đạt, tên tự là Hành Phủ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

Ông học giỏi nhưng mãi ngoài bốn mươi mới thi Hương rồi thi tiếp đỗ Trạng nguyên. Ông tính tình khảng khái. Làm quan được tám năm, ông dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần. Không được chấp nhận, ông cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà; dựng am Bạch Vân; lập quán Trung Tân, mở trường dạy học và lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ (người cư sĩ ẩn mình chốn mây trắng).
 
Nguyễn Bỉnh Khiêm có lối sống thanh cao, trí tuệ uyên thâm, thường được nhân dân gọi là Trạng Trình, cái tên gắn với rất nhiều giai thoại về sự tài trí, uyên bác.
 
Thơ Trạng Trình tự nhiên, giản dị mà hết sức linh hoạt, đặc biệt là cách nói ý nhị mang nội dung triết lí, tính giáo huấn sâu sắc. Thơ ông cũng là bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm.
 
Nguyễn Bỉnh Khiêm có hai tập thơ nổi tiếng: Bạch Vân am thi tập (Thư chữ Hán- khoảng 700 bài) và Bạch Vân quốc ngữ thi (Thơ chữ Nôm- khoảng 170 bài). Bài thơ Thú nhàn (Nhàn) là bài thơ rút từ tập thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú. Chỉ với tám câu, 56 âm tiết, bài thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống của thú “nhàn”; Vẻ đẹp nhân cách của người “nhàn” và đặc biệt là vẻ đẹp trí tuệ của bậc ẩn sĩ.
 
Bài thơ thể hiện triết lí sống của bậc nho sĩ thời loạn, cốt lui về nơi hẻo lánh, giữ cho cốt cách được trong sạch. Và cái đáng quí là ta thấy ở đây tâm hồn, nhân cách của một bậc đại ẩn sĩ, cũng thấy được cả vẻ đẹp của cuộc sống nơi thôn dã Việt Nam.
 
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ Sen, hạ tắm ao”.
 
Nền văn học Việt Nam thời trung đại, như một lẽ tự nhiên, đã hình thành cả một dòng thơ “ẩn dật”, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ.... Trong dòng thơ “nhàn thân” mà tâm không nhàn ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là một đại biểu xuất sắc của đòng thơ “ẩn dật” ; và bài thơ Thú nhàn của ông xứng đáng là một trong những thi phẩm hay nhất.
 
Hơn ba trăm năm đã trôi qua nhưng những gì nhà thơ đã gửi gắm lại cho hậu thế vẫn rất có ý nghĩa.

Copyright © 2021 HOCTAP247