1. Thận trọng và thủy chung
Có thể nói, Pê-nê-lốp là hình tượng người phụ nữ đầu tiên được khắc họa thành công trong văn học. Thời Hô-me-rơ sáng tác thiên sử thi Ô-đi-xê là “thời của đàn ông”. Chế độ mẫu hệ đã lùi xa vào dĩ vãng. Cánh mày râu lèn ngòi để thể hiện sức mạnh cơ bắp và trí tuệ của mình. Vị thần tối cao ngự trên đỉnh Ô-lim-pơ là một gã đàn ông - thần Dớt chứ không phải một phụ nữ và đa số các thần linh chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống thần thoại Hi Lạp đều là đàn ông, vị thần biển khét tiếng Pó-dê-i-đông là một minh chứng. Trong tình hình ấy, việc dựng một chân dung phụ nữ với nhiều phẩm chất cao đẹp quá là một cuộc cách mạng, một bản lĩnh lớn của một cây bút thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Pê-nê-lốp không được Hô-me-xơ tập trung miêu tả ngoại hình nhưng người đọc đều có thể hình dung được đấy là một trang tuyệt sắc. Bởi lẽ, suốt chặng đường lưu lạc của mình, không ít tiên nữ, thần linh muốn kết nghĩa vợ chồng với Ưy-lít-xơ nhưng chàng không chịu. Trong tâm trí Uy-lít-xơ chỉ có mỗi Pê-nê-lốp trước sau mới xứng đáng là vợ mình. Như thế, mục đích của Hô-me-rơ là nhàm khắc họa các phẩm chất tâm hồn cao quý của Pê-nê-lốp.
Trước hết, Pê-nê-lốp hiện lên với phẩm chất con người thận trọng. Ngay khi nghe nhũ mẫu ơ-ri-clê vui mừng báo tin Uy-lít-xơ trở về, Pê-nê-lốp không thể nào tin được vì hai lẽ: không một người trần nào lại có thể giết chết hết 108 kẻ cầu hôn ngang ngược và hung tợn kia; hon nữa người giết chúng lại là kẻ hành khất mà vừa mới hôm qua nói chuyện với mình. Như thế, chỉ có một cách giải thích duy nhất, người đó là vị thần do bất bình trước “sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng” nên đã bắt chúng đền tội.
Về phần Ưy-lít-xơ, sau hai mươi năm bặt vô âm tín, Pê-nê-lốp đã hết hi vọng: "ở nơi đất khách quê người, chàng cũng đâ hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi.” Với lập luận đó, Pê-nê-lốp đã bác bỏ tin ơ-ri-clê mang đến. Lời lẽ Pê-nê-lốp thấu tình đạt lí. Nó cho thấy độ “chín” của lối tư duy từ con người phải tuyệt vọng chờ đợi suốt ngần ấy năm trời: “Già ơi, già hây khoan hí hửng reo cười. Già cũng biết, nếu chàng trở về thì mọi người trong nhà, nhất là tôi và con trai chúng tôi sinh ra kia sẽ sung sướng xiết bao!”
Sự hoài nghi của Pê-nê-lốp là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ sao lại có chuyện người hành khất kia bỗng chốc lại biến thành Uy-lít-xơ? Điều này khó có thể z tin được. Tuy nhiên, nhũ mẫu ơ-ri-clê lại tin chắc đây là Uy-lít-xơ. Một lần nữa, nhũ mẫu khẳng định: “Chồng con đang ở đây, ngay tại nhà này, mà con lại không tin, nói rằng người sẽ không bao giờ về nữa!” Và tiếp ngay sau lòi trách móc đó, Ơ-ri-clê lại tiếp tục đưa ra chứng cớ "một dấu hiệu không cãi được: đó là cái sẹo do răng nanh trắng của một con lợn lòi húc người ngày xưa để lại”. Dĩ nhiên, một vết sẹo thì cũng chưa đủ sức thuyết phục vì biết đâu ai đó cũng có vết sẹo tương tự. Hơn ai hết, nhũ mẫu ơ-ri-clê biết rõ điều đó nên lại tiếp tục đưa ra bằng chứng: "Già đã toan mách bảo con, nhưng người đưa tay bịt miệng già, cấm nói, vì người đang có trong đầu óc một ý nghĩ rất khôn.” Đổ đảm bảo thêm cho lời nói của mình, ơ-ri-clê đem tính mệnh của mình ra đánh cược: “Già đem tính mệnh ra đánh cược với con: nếu già lừa dối con thì con cứ đem giết già đi bằng cách nào tàn ác nhất”. Lí lẽ của ơ-ri-clê quả có sức thuyết phục. Pê-nê-lốp dẫu không thực sự tin nhưng sự hoài nghi trước đó ít nhiều đã lung lay. Bằng chứng là Pê-nê-lốp chi đưa ra lời chống đối yếu ớt: "Già ơi! Dù già sáng suốt đến đâu, già cũng không sao hiểu thấu được những ý định huyền bí của thần linh bất tử” và vội xuống lầu “để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”.
Như thế, Pê-nê-lốp thực sự muốn biết "người giết chúng” ấy là ai Trong suy nghĩ của Pê-nê-lốp đấy chắc hẳn là một vị thần nào đó. Nhưng bén cạnh suy nghĩ đó, Pê-nê-lốp vẫn nuôi hi vọng, biết đâu người ấy đích thực là chồng mình? Hô-me-rơ tỏ ra rất tinh tế trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy' vẫn quán triệt nguyên tắc khách quan khi trần thuật và không trực tiếp phin tích, khai thác tâm lí nhân vật như các nhà văn hiện đại thường làm, nhưng chí cần thông qua đối thoại, Hô-me-rơ đã dựng lên được bức chân dung tân lí độc đáo. Qua đó, người đọc có thể nhận thấy, bề ngoài của Pê-nê-lốp là người điềm tĩnh, thận trọng, nói hoặc hành động đều có cân nhắc, suy xét kĩ càng nhưng trong lòng thì bất an, đang có sự tranh đấu giữa việc tin hay không tin, hi vọng hay hết hi vọng về khả năng người chồng đi chinh chiến xa của mình trở lại nhà.
Trạng thái tâm lí đó còn được bộc lộ qua cử chi và cả lời “mách nước” tâm lí của người kể dành cho độc giả: “Lòng nàng rất đỗi phân vân: nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay lên lại gần, ôm lấy đầu hay cầm lấy tay của người mà hôn". Rõ ràng, Hô-me-rơ đã không hoàn toàn bỏ qua tâm trạng của Pê-nê-lốp khi dựng chân dung nàng. Lối kể của Hô-me-rơ đã bao quát một diện rộng từ môi trường tồn tại bên ngoài đến thế giới nội tâm phức tạp của con người. Tuy nhiên, dẫu đi chạm đến đời sống tâm hồn, nhưng do đặc trưng thể loại qui định, đúng hơn là do trình độ tự sự lúc ấy còn chưa cao nên Hô-me-rơ không thể tung hoành trong dòng nội tâm đang xáo trộn dữ dội của Pê-nê-lốp. Ông chỉ dừng lại vị trí "mách nước” tâm lí bằng cách kết hợp miêu tả sắc diện bề ngoài và nội tâm: "nàng vẫn ngồi im lặng trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khỉ lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp".
Một trong những chức năng quan trọng của tự sự là vừa tái hiện hiện thực vừa định hướng tiếp nhận hiện thực đối với người đọc. Điều này được Hô-rrie-rơ quán triệt trong cảnh Pê-nê-lốp gặp lại Uy-lít-xơ sau khi chàng đã tiêu diệt 108 kẻ cầu hôn láo xược. Trong đoạn văn xen lẫn kể và tả, Hô-me-rơ đã sử dụng ba lần từ chồng. Trong khi đó, nghịch lí là, chưa hẳn người hành khất đã là Uy-lít-xơ, chồng Pê-nê-lốp? Vậy thì tại sao người kể lại đọc được trong, suy nghĩ của nhân vật từ chồng ấy? Đây đúng là sự định hướng tiếp nhận, ngầm sự lưỡng lự trong lòng Pê-nê-lốp nhưng xu thế tất yếu là sẽ nhận ra người hành khất ấy là chồng. Đây chính là thế mạnh đồng thời cũng là nguyên tắc bất di bất dịch của tự sự. Nếu không có những chi tiết “cài sẵn” này, người đọc sẽ khó hình dung hoặc linh cảm được diễn biến tiếp theo của mạch tự sự.
Đương nhiên, cớ lí do để Pê-nê-lốp hi vọng người hành khất kia là Uy-lít-xơ. BỞI lẽ cây cung của chồng mà Pê-nê-lốp mang ra làm điều kiện chọn chồng trong đám cầu hôn kia thì chi có người hành khất ấy giương nổi và có thể bắn qua vòng của mười hai chiếc rìu. Người thực hiện được điều đó thì chỉ có Uy-lít-xơ hoặc thằn linh Nếu người hành khất kia là người trần thì khả nâng người đó là Ưy-lít-xơ rất cao. Do vậy, Pê-nê-lốp mới có động tác quan sát kĩ người hành khất: “Khi vào đến nhà, bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Ưy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện”.
Vẫn có lí do để Pê-nê-lốp không tin người ngồi đó là Uy-lít-xơ: tin tức về Uy-lít-xơ đã gián đoạn hàng bao năm nay và việc giết một lúc 108 kẻ cầu hôn hung bạo thì sức người trần đâu dễ thực hiện. Trong lòng Pê-nê-lốp nảy sinh suy nghĩ mà về sau nàng nói với chồng khi biết chắc đó là Ưy-lít-xơ: sợ ai đó giá dạng Ưy-lít-xơ đến lừa gạt.
Điều đó chứng tỏ, sự cẩn trọng của Pê-nê-lốp là có nguyên nhân của nó. Mát khác, nó chứng tỏ nỗi gian khổ tột cùng mà nàng phải gánh chịu trong ngần ấy năm chồng đi xa. Bao giờ, Pê-nê-lốp cũng sống trong cạm bẫy của sự lừa lọc. Cho nên thái độ cảnh giác lâu ngày đã trở thành nét tính cách thường trực trong nàng.
2. Lời có cánh
Đây là dạng lời nói (đối thoại) đặc biệt, thường xuyên được Hô-me-rơ sử dụng. Lời thoại này tự diễn ra giữa hai nhân vật nhưng đối tượng tiếp nhận thông tin là người thứ ba chứ không phải người trực tiếp tham gia thoại. Thèm nữa, cách nói này’ thường sử dụng lối so sánh, ví von,... giàu tính tượng hình, tượng thanh. Trong văn bản, lời có cánh chủ yếu được sử dụng thông qua đối thoại của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ với Tê-lê-mác.
Đây là lời của Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác khi bị con trách “mẹ thì bao giờ lòng dạ rắn hơn cả đá”: “Nếu quả thực đày là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thi con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết VỚI nhau, còn người ngoài không ai biết hết”. Lời nói này, cốt trả lời trực tiếp với Tê-lê-mác, nhưng lại ngầm ẩn đối thoại với Ưy-lít-xơ. Pê-nê-lốp ngầm giao ước với người hành khất kia rằng mình sẽ đưa ra "dấu hiệu riêng” để xác định rõ thực hư bản thể anh ta.
Uy-lít-xơ hiểu điều đó, sẵn sàng chấp nhận thử thách, nhưng Ưy-lít-xơ không trực tiếp trả lời Pê-nê-lốp mà lại nói với Tê-lê-mác “những lời có cánh” như sau: “Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy", ở đây, Uy-lít-xơ gửi lại thông điệp rằng Pê-nê-lốp rồi sẽ nhận ra mình vì mình đích thực là ưy-lít-xơ.
Tuy nhiên, nếu nói ưy-lít-xơ hoàn toàn bình thản khi bị vợ nghi ngờ thì chưa thật đúng. Bên cạnh sự bình tĩnh đó, vẫn còn có chút dỗi hờn: “Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, quần áo rách rưới, nên mẹ con khinh cha, chưa nói: ‘ Đích thị là chàng rồi!”. Chỉ trong một lời thoại, cùng hướng về chủ đề “thử thách” nhân vật đã bộc lộ nhiều sắc thái tâm lí. Thoạt tiên, người kể dựng lèn chân dung Uy-lít-xơ đầy tự tin và bình thản: “Nghe nàng nói vậy, Uy-lít-xư cao quý và nhẫn nại mim cười”. Tiếp theo là lời có cánh, diễn tả cùng một trạng thái tâm lí đó: “Thế nào mẹ con cũng nhận ra, chắc chắn như vậy”. Nhưng ngay sau lời này là lời mang trạng thái tâm lí khác, có phần trách móc, khiêu khích "mẹ con khinh ta”... Quả thật, Hô-me-rơ đúng là một bậc thầy tự sự. Trong phạm vi hạn hẹp của kĩ thuật đối thoại và đặc trưng thể loại, ông đã vận dụng vô cùng sáng tạo cách ké để mang lại lời văn đa sắc thái tâm lí, giọng điệu cho nhân vật của mình.
Sự trì hoãn sử thi còn được thể hiện qua việc thay đổi chủ đề của câu chuyện. Trong văn bản Uy-lít-xơ trở về, sự thay đổi chủ đề đó được thể hiện ngay trong chính lời thoại. Các câu nói của Pê-nê-lốp với nhũ mẫu Ơ-ri-clê luôn bao hàm tính đa chủ đề này.
Ở đối thoại đầu tiên, người đọc sẽ gặp ba vấn đề được trình bày:
- Niềm vui của Pê-nê-lốp và con trai nếu Uy-lít-xơ trở về.
- Vị thần đã trừng trị bọn cầu hôn.
- Uy-lít-xơ đã chết.
Ở lời đối thoại thứ hai, sau khi Pê-nê-lốp khẳng định ơ-ri-clê “không sao hiểu thấu những ý định huyền bí của thần linh bất tử” thì liền đổi đề tài: “Nhưng thôi, hây gác chuyện đó lại" để đi xem "xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”.
Ở lời đối thoại thứ ba với Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp sau khi thú nhận với con trai về “sự kinh ngạc cuối cùng” thì đã đưa ra "giao kèo” với Uy-lít-xcr. “cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau”.
Ngay cả lời đối thoại của Uy-lít-xơ với Tê-lê-mác cũng mang tính đa đề tài:
- Chấp nhận thử thách của Pê-nê-lốp: "Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra”.
- Trêu tức Pê-nê-lốp: vì bản thân bẩn thỉu, rách rưới nên bị vợ khinh rẻ.
- Nghĩ cách xử lí tình huống sau khi giết chết 108 kẻ cầu hôn.
Tính đá đề tài trong đối thoại của văn bân chi tập trung vào Pê-nê-lốp và Uy-lít xơ. Một mặt kĩ thuật này làm hãm tốc độ trần thuật. Mặt khác nó cho thấy sự phân vân, lo âu trong long Pê-nê-lốp và cả ưy-lít-xơ. Họ bị đặt vào các tình huống thử thách cam go. Nêu không vượt qua thì hạnh phúc và cả mạng sống của họ khó bề giữ nối. Ngoài ra, tính đa đề tài trong thoại còn góp phần đắc lực: trong việc khắc họa con người tâm trạng, thể hiện chiều sâu tâm lí của nhân vật.
3. Phép thử: chiếc giường cưới
Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu lí do vì sao Pê-nê-lốp chưa nhận chồng ngay. Bới lê chỉ vừa mới hôm qua thôi, người đàn ông trong bộ dạng của kẻ hành khất đó từng nói chuyện với Pê-nê-lốp với tư cách là khách lạ, người tình cờ biết tin về Uy-lít-xơ, bây giờ người đó tự xưng là Uy-lít-xơ và được tự bảo chứng của một người thì Pê-nê-lốp nghĩ hoặc là người đó là thần linh hoặc là Pê-nê-lốp chấp nhận mình bị người hành khất đó lừa. Lẽ nào sự khôn ngoan nức tiếng của Pê-nê-lốp là không nhận ra được Uy-lít-xơ sau lốt hành khất. Điểm do dự lớn nhất ắt hẳn là sự do dự Pê-nê-lốp dành cho chính bản thân mình. Ở đây, có lẽ trong lòng Pê-nê-lốp thoáng chút tự ái nếu nàng buộc phải chấp nhận lập tức người hành khất kia là chồng. Đồng thời chi tiết này có thấy khả năng tự lực - tin vào chính mình của Pê-nê-lốp rất cao. Đấy chính là vũ khí hữu hiệu để giúp nàng đứng vững trước mọi toan tính hòng tuộc nàng đi bước nữa của 108 kẻ cầu hôn kia. Bây giờ cũng vậy, đứng trước sự thúc giục, giận dỗi của mọi người khi Pê-nê-lốp tỏ ra dửng dưng với Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp vẫn tin vào chính bản thân mình.
Tuy nhiên, Pê-nê-lốp vẫn có thể nhận người hành khất anh hùng kia làm chồng vì theo giao kèo của cuộc thi bắn tên chọn chồng được chính Pê-nê-lốp đưa radio 108 kẻ cầu hôn. Việc Pê-nê-lốp mang cây cung của Uy-lít-xơ ra làm vật thích đô một mặt chứng tỏ Pê-nê-lốp tin tưởng vào sức mạnh không ai sánh kp của chồng mình (vì nếu không ai, giương được cung, bắn được tên thì Pê-nê-lốp vẫn là vợ Ưy-lít-xơ), mặt khác nó cũng cho thấy sự chung thủy của Pô-nê-ốp - luôn tưởng nhớ đến chồng. Hoặc giả khác đi thì, Pê-nê-lốp sẽ lấy được: người cũng tài ba như Uy-lít-xơ khi có ai đó sử dụng được cây cung của chàng Ngay cả việc Pê-nê-lốp nghĩ người hành khất kia là thần linh hẳn cũng chỉ với mục đích là không phải lấy người đó làm chồng.
Rà: rối lớn đối với Pê-nê-lốp là người hành khất kia, qua lời nhũ mẫu Ơ-cờ-lít và Tê-lê-mác, lại chính là Uy-lít-xơ. cần phải có cơ sở nào đó để nhận chân sự việc khi ngay cá người hành khất đó cũng tự nhận mình là Uy-lít-xơ. Ở đây, ta thấy dáng vẻ bề ngoài của con người có thể đánh lừa được người khác. Pê-nê-ốp không tin vào vẻ bề ngoài đó. Phép thử mà Pê-nê-lốp đưa ra là nhằm khẳng định, kiểm nghiệm về mặt phẩm chất của con người. Điều này tạo nên một triết lí sâu xa về các đánh giá con người. Uy – lít – xơ trong dáng vẻ của một hành khất hay "đẹp như một vị thần” sau khi từ phòng tắm bước ra đều không quan trọng đối với Pê-nê-lốp, điều Pê-nê-Iốp hẳn là tình cảm vợ chồng của Uy-lít-xơ có còn nguyên vẹn như xưa? Vậy nên chiếc giường bí mật là biểu tượng cho tình cảm thủy chung ấy. Nếu còn nhớ chiếc giường, Uy-Iít-Xơ vẫn còn yêu thương Pê-nê-lốp. Ngược lại, nếu bí mật chiếc giường không bị để lộ, thì Pê-nê-lốp vẫn chung thủy, son sắt với chồng.
Vậy nên, phép thử chiếc giường vừa là để dò xét người đi xa về và vừa để tự bộc lộ tình cảm của mình, Pê-nê-lốp thật khôn đáo đé!
Rõ ràng, Ưy-lít-xơ tiên đoán được “dấu hiệu riêng" mà Pê-nê-lốp đưa ra để thử thách mình, nên đã chấp nhận cuộc đấu trí ấy bằng cách đưa ra “lòi ướm” khi bảo với nhũ mẫu ơ-ri-clê: “Già hãy kể cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay”. Câu nói này của Uy-lít-xơ ngoài việc dò xét xem liệu Pê-nê-lốp có đưa “bí mật của chiếc giường" ra không thì nó còn khẳng định lòng chung thủy của Uy-lít-xơ “ngủ một mình, như bấy lâu".
Quả thực, Ưy-lít-xơ đã đoán đúng bởi ngay sau đó Pê-nê-lốp bào ơ-ri-clê: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên”. Trong câu nói này, có hai tính từ liên quan đến bí mật chiếc giường: chắc chắn và kiên cố. Điểm thú vị là ở chỗ tuy Ưy-lít-xơ lường trước chuyện chiếc giường nhưng vần không khỏi “giật mình”. Sự lo sợ không phải vì bí mật chiếc giường mà vì bí mật chiếc giường có thể bị đánh mất. Điều đó đồng nghĩa với việc Pê-nê-lốp không chờ mình trở về. Do vậy, ngay sau khi miêu tả chi tiết cách thức làm chiếc giường, Uy-lít-xơ vội hỏi: “Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà rời nó đi nơi khác?” Ta đã rõ, điều Ưy-lít-xơ quan tâm thực sự là chuyện liệu “đã có người chặt gốc cây ô-liu” tương ứng với việc liệu Pê-nê-lốp đã phải lòng kẻ khác?
Lời đối thoại này của Uy-lít-xơ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng nhân vật. Trước sự dửng dưng, lạnh lùng, xa cách của Pê-nê-lốp và ngay khi khẳng định “trái tim trong ngực nàng kia là sắt” thì Uy-lít-xơ vần vững tin vào sự thủy chung của vợ. Nhưng khi nghe Pê-nê-lốp bảo khiêng chiếc giường ra, Ưy-lít-xơ lộp tức rơi vào trạng thái choáng váng, phải “giật mình” vì điều đang xảy ra lại hoàn toàn trái ngược với niềm tin, với suy nghĩ của mình. Pê-nê-lốp rõ ràng “cao tay” hơn Uy-lít-xơ. Bởi lẽ từ trước cho đến khi xảy ra câu chuyện “khênh chiếc giường”, Pê-nê-lốp đều ở vào thế bị động trước Ưy-lít-xơ, nay Pê-nê-lốp giành lại thế chủ động. Uy-lít-xơ không chỉ “giật mình” mà ngay đến cả lời miêu tả chiếc giường của chàng, cũng như lời đáp lại đã cho thấy sự “xuống nước” của Uy-lít-xơ: “Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy?”.
Tuy nhiên, đặc điểm của cuộc đấu trí này không phải để tìm ra kẻ thắng, người bại mà cái đích đến là đạt được sự nhận diện nhau của đôi vợ chồng sau hai mươi năm xa cách. Ngay sau khi Uy-lít-xơ "xuống nước” là đến lượt Pê-nê-lốp bộc lộ con người nữ tính mềm yếu của mình: “Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”.
Và đây là cách thức lập luận cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của trí tuệ Pê-nê-lốp dé hòa giải với chồng và thanh minh cho sự “sắt đá" của mình trước người chồng được gặp lại sau hai mươi năm xa cách:
- Cầu xin: "Xin chàng chớ giận thiếp”.
- Ngợi ca chồng: "Xưa nay chàng vẩn là người nổi tiếng khôn ngoan”.
- Oán trách thản linh: “Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng”.
- Nếu mất mát của hai người: "không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc”.
- Nêu lí do cảnh giác: “luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác...”.
- Khẳng định sự hiểu biết của Uy-lít-xơ: “chàng đã đưa ra những chứng cứ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít”.
- Khẳng định sự hoài nghi, cảnh giác thường trực, ngay lúc trong vòng tay Uy-lít-xơ: “Chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi".
Chi một lời đối thoại không quá dài, Pê-nê-lốp đã sử dụng đến bảy kiểu lập luận và lặp lại lời cầu xin (Xin chàng chớ giận thiếp) hai lần để vừa xoa dịu cơn giận của Uy-lít-xơ vừa kể lại nỗi khổ mà cả hai và riêng bán thân mình phải trái qua... Điều đó chứng tô trí tuệ và lập luận của Pê-nê-lốp thật khôn ngoan. Có như vậy nàng mới chiến thắng cả 108 kẻ cầu hôn kia suốt 20 năm qua.
Xem thêm >>> Tìm hiểu cơ bản về tác phẩm Uy lít xơ trở về
Trên đây là bài viết phân tích nhân vật Pê nê lốp mà muốn gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3
Copyright © 2021 HOCTAP247