Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, xin gửi đến các bạn bài soạn Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa đầy đủ nhất ngay sau đây!

Câu 1 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

“Thân em như tấm lụa đào”

- Cụm từ “thân em” là một cách mở đầu quen thuộc cho ca dao than thân xưa kia. Ý nói chung về thân phận bị rẻ rúm, khổ đau, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ

- Hình ảnh so sánh: “như tấm lụa đào” cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vừa thướt tha, dịu dàng và mềm mại như tấm lụa

- Người phụ nữ trong xã hội cũ có cả sắc đẹp và tài năng. Họ cũng ý thức được rất rõ về giá trị của bản thân.

“Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

- “Phất phơ” tựa như từ lênh đênh, vô định, không biết sẽ ra sao

- “Chợ”: nơi mà con người ta mua bán, đầy rẫy các mặt hàng. Người phụ nữ như một món hàng, không thể quyết định được số phận

- Cụm từ “biết vào tay ai” sự đắng cay, tủi nhục khi không được quyết định cuộc đời của chính mình

=> Tóm lại, bài ca dao này đã nói lên những sự bất công trước số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Từ đó lên án việc xã hội chà đạp lên quyền được sống của con người, khiến cho họ dù có cả vẻ đẹp và tài năng nhưng vẫn phải chịu số phận đầy oan trái, bi thương.

ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Xem thêm Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao

5 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như...”

Giới thiệu chùm ca dao than thân

Câu 2 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Lại tiếp tục bắt đầu bằng cụm từ quen thuộc: “Thân em như củ ấu gai”

- Nghệ thuật so sánh rất hay: “như củ ấu gai” là một loại củ bên ngoài thì nhem nhuốc, bẩn thỉu nhưng bên trong lại vô cùng trắng trẻo, gợi liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ. Bên ngoài họ phải sống một cuộc sống cơ cực, lam lũ nhưng lại có những nét tính cách và phẩm chất cao đẹp.

- Người phụ nữ cũng ý thức được sắc đẹp của mình

- Lời mời gọi là ước muốn được khẳng định giá trị của bản thân

=> Tóm lại, bài ca dao ca ngợi những vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại với lời ngậm ngùi, cay đắng khi không được trân trọng những vẻ đẹp, giá trị ấy

Câu 3 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày: khăn, đèn, mắt.

   Tác giả dân gian đã sử dụng các nghệ thuật sau:

- Phép nhân hóa: Hình ảnh khăn, đèn

- Phép hoán dụ: Đôi mắt

- Qua đó bộc lộ một cách tế nhị, kín đáo tình cảm của cô gái với người mình yêu  

- Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết khôn nguôi của cô gái dành cho người mình yêu. Những sự vận động lên, xuống, rơi, vắt của chiếc khăn làm hiện lên tâm trạng bất an, lo lắng của cô gái.

- Ngọn đèn: Hình ảnh ngọn đèn luôn sáng thể hiện cho tình cảm, trái tim của người con gái dành cho người yêu không bao giờ tắt đi được

- Đôi mắt: hình ảnh “mắt ngủ không yên” cho thấy sự thao thức, nỗi nhớ người yêu

Câu 4 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

“Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

- Hình ảnh chiếc cầu và dải yếm thực chất không có thật, là hình ảnh thể hiện tình cảm đối với người mình yêu

- Người con gái chủ động bắc cầu cho người yêu, là một lời mời gọi đầy táo bạo trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ

- Những hình ảnh này đều là biểu tượng cho tình yêu đối lứa trong dân gian xưa, cho thấy hình ảnh đầy táo bạo nhưng vẫn vô cùng duyên dáng, nữ tính của người con gái với ý chung nhân của mình

- Những cách so sánh, cách vào đề vô cùng độc đáo, tự nhiên chỉ có ở ca dao, tục ngữ

Câu 5 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- “Gừng cay, muối mặn” là những hình ảnh vô cùng giản dị, quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

- Mượn những hình ảnh là những gia vị của cuộc sống, ca dao xưa bày tỏ tình nghĩa vợ chồng sẽ cùng nhau nếm trải hết những hương vị của cuộc đời

- Cách diễn đạt cho thấy đây là những hình ảnh có giá trị nghệ thuật sâu sắc, vừa thể hiện nghĩa tình gắn bó giữa vợ và chồng, vừa khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt không bao giờ lìa xa.

Câu 6 (Trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

   Ta có thể thấy được các đặc điểm chung của ca dao, dân ca than thân yêu thương tình nghĩa như sau:

- Ca dao than thân thường bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”

- Thường sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, gợi liên tưởng độc đáo. 

- Thể thơ đa dạng: lục bát, song thất lục bát…

- Ca dao yêu thương tình nghĩa thường sử dụng những hình ảnh quen thuộc nhưng lại có giá trị cao

- Cả hai đều gửi gắm những quan niệm và ý nghĩa ẩn sau mỗi hình ảnh, từ ngữ

- Đều có giá trị lâu dài

Thông qua bài soạn Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

 

 

 

 

Copyright © 2021 HOCTAP247