Với bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, xin gửi đến các bạn bài Soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đầy đủ nhất ngay sau đây!
Ngôn ngữ sinh hoạt hay còn được gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại, được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày
Ngôn ngữ sinh hoạt bao gồm 3 yếu tố sau đây:
- Các nhân vật tham gia hội thoại
- Nội dung của cuộc hội thoại, lời hội thoại
- Thái độ, cách nói, cách diễn đạt, bày tỏ cảm xúc của các nhân vật tham gia hội thoại.
Xem thêm Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện cả trong văn nói và văn viết:
- Đối với văn nói: thể hiện qua những lời đối thoại, độc thoại được dùng trong đời sống thường ngày
- Đối với văn viết: thường xuất hiện trong các văn bản thư từ, nhật ký…..
Ngoài ra, ngôn ngữ sinh hoạt còn được xuất hiện trong các tác phẩm văn học ở những thể loại như kịch, cải lương, tuồng, chèo…. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện qua những lời đối thoại của các nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật này.
Ngôn ngữ sinh hoạt cũng được gửi gắm vào những lời nói, những lời phát biểu của các vị đại biểu, các vị nguyên thủ quốc gia trước nhân dân và đất nước.
a) Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu ca dao xưa muốn khuyên chúng ta rằng trong cuộc sống, cần phải thận trọng đối với từng lời nói của mình, vì lời nói không mất tiền mua nên đừng sợ gì mà không dành những lời tốt đẹp cho những người thật sự xứng đáng. Ngược lại, khi chê bai một ai đó cũng cần phải cân nhắc để tránh gây tổn thương, buồn lòng đối với người đó.
Câu ca dao thể hiện lên phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, có sức thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe
Hình ảnh giản dị, cách diễn đạt vô cùng bình dị, thân thuộc với cuộc sống thường nhật nên dễ gây được thiện cảm, sự đồng lòng, nhất trí đối với bạn đọc.
b) Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Câu ca dao trên đã nêu ra một quy luật. Muốn biết vàng có bền hay không thì phải thử qua lửa, Chuông kêu có vang, rõ tiếng hay không thì phải gõ thử mới biết. Còn đối với con người, chỉ cần quan sát qua những lời nói của họ là có thể hiểu được tính cách của một con người.
Lời nói cộc cằn, thô lỗ chứng tỏ đó là một con người có văn hóa chưa tốt. Còn đối với những người biết ăn nói, lễ phép, lịch sự thì cũng có thể thấy được qua lời nói
Lời nói trở thành một thước đo để đánh giá thái độ cũng như nhân cách của con người
a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được nhà văn Sơn Nam thể hiện trong đoạn trích Bắt sấu rừng U Minh là qua lời nói của nhân vật Năm Hên. Đây là cách thể hiện qua lời nói tái hiện
b) Nhận xét về việc dùng từ ngữ trong đoạn trích này
- Về nội dung của đoạn trích: Nói về cá sấu và việc bắt cá sấu ở rừng U Minh.
- Về từ ngữ được tác giả sử dụng:
+ Cách xưng hô vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hằng ngày: tôi, bà con…
+ Sử dụng rất nhiều những khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là, cực lòng….
+ Nhà văn còn kết hợp với những từ ngữ địa phương: ghe, xuồng, rượt…
+ Các loại câu đa dạng: câu cảm thán, câu tường thuật….
Thông qua bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích để các bạn học sinh giải được bài tập trong Sách giáo khoa một cách chính xác nhất. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247