Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt lớp 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

Bài viết dưới đây  sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về phong cách sinh hoạt lớp 10!

I. Lý thuyết

1. Đọc đúng giọng điệu đoạn ghi chép một cuộc hội thoại trong sinh hoạt hằng ngày và trao đổi với nhau về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
 
- Ngôn ngữ của những con người cụ thể nào? Giọng điệu từng người ra sao?
- Ngôn ngữ ấy nhằm những mục đích gì, đáp ứng những nhu cầu gì trong cuộc sống?
 
2. Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt
Được hiểu là khẩu ngữ hàng ngày mà chúng ta thường dùng để có thể trao đổi và giao tiếp với nhau về những vấn đề trong cuộc sống. Đây là loại hình ngôn ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong văn nói, nó có thể được hình thành thông qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ được sử dụng khá đơn giản và dễ giao tiếp.
 
3. Phân dạng thường gặp

- Dạng độc thoại, dạng đối thoại: được giao tiếp với bản thân nếu là hình thức độc thoại và nói chuyện giữa hai đối tượng với nhau thì được gọi là đối thoại. Chủ đề nói cũng khá đa dạng về các vấn đề trong cuộc sống và xoay quanh bản thân.
 
- Ngoài ra còn có dạng lời nói bên trong, tức là suy nghĩ nhưng không nói ra, gồm các kiểu:
 
+ Độc thoại nội tâm: tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.
+ Đối thoại nội tâm: tưởng tượng ra một nhân vật nói chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.
+ Tâm tư tình cảm là một dạng độc thoại nội tâm đặc trưng nói về khả năng khó khăn trong cuộc sống hay tâm sự thầm kín của bản thân.
 
- Trong các tác phẩm nghệ thuật có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo theo các văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện kể, tiểu thuyết,... (lời nói tự nhiên được biến cải theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người viết).

II. Cách làm

1. Ca dao
a) Ca dao là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, tác giả dân gian bắt chước lời nói tự nhiên nhưng không hoàn toàn mà có biến cải. Dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vẫn còn rất đậm: Mình, ta, về, nhớ, chăng, hàm răng mình cười; Hỡi cô, lòa xòa, lại đây... với anh.
 
b) Đưa lời nói hàng ngày vào thơ lục bát, lời nói được sáng tạo theo quy tắc nhịp điệu, vần điệu, hài thanh. (Các em tập chuyển như yêu cầu của bài tập).
 
2. Tác phẩm văn học
Cũng là dạng lời nói tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật, như những tác phẩm sử thi anh hùng của Tây Nguyên. Ở đây cũng là ngôn ngữ sinh hoạt nhưng có sự lặp lại dư thừa theo nhịp điệu của anh hùng ca khiến cho lời thoại đẹp hơn, hùng tráng hơn, mang sắc thái và không khí của núi rừng và vẻ đẹp kì vĩ của những con người Tây Nguyên. (Ví dụ: Các em phân tích và chứng minh qua đoạn đối thoại trong Chiến thắng Mtao Mxây). Trong các tác phẩm nghệ thuật có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo theo các văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện kể, tiểu thuyết,... (lời nói tự nhiên được biến cải theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người viết).

ĐỌC THÊM
Đây là ba bài đọc thêm về thơ trung đại để bổ sung thêm những tiếng thơ đa dạng khác nhau. SGK chọn hai bài của hai nhà sư (Đỗ Pháp Thuận đời Tiền Lê, Mãn Giác thiền sư đời Lí) và một bài của Thượng thư Nguyễn Trung Ngạn đời Trần.

Cả ba bài thơ đều được viết bằng chữ Hán: một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, một bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài kệ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp, bằng văn vần).
 
Các em đọc Tiểu dẫn, bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
 
Để giúp các em định hướng trong việc tiếp cận các bài thơ, dưới đây giới thiệu tóm tắt giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm.

III. Sơ đồ tư duy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Sơ đồ tư duy phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp

IV. Luyện tập

1. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

a. Đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

-Tính cụ thể: “Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà..” (phân thân đối thoại); thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi.

-Tính cảm xúc: thể hiện ở giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán “Nghĩ gì đấy Th. ơi?, Đáng trách quá Th. ơi”, những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm từ.

-Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú “nằm thao thức không ngủ được, Th. ơi?, thấy…”.

b.Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

-Trong hai câu ca dao, dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:

-Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh.

-Ngôn ngữ đối thoại:… có nhớ ta chăng, hỡi cô…

-Lời nói hằng ngày: Mình về – Ta về, Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Khi chuyển lời nói hằng ngày vào thơ lục bát thì phải biết cách ngắt nhịp, ngắt dòng, gieo vần và hài hoà thanh điệu.

2. Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô – đáp, có luân phiên lượt lời, nhung lời nói được xếp đặt theo kiểu:

-Có đối thoại: Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.

-Có nhịp điệu theo câu hay theo ngữ đoạn.

a) Phát biểu ý kiến về hai câu tục ngữ:
 
- Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 
Câu tục ngữ nói lên vai trò quan trọng của lời nói (tức ngôn ngữ sinh hoạt) trong cuộc sống. Con người phải biết dùng lời nói một cách khéo léo, thích hợp để giao tiếp, ứng xử với nhau, tạo ra hiệu quả cao nhất trong cuộc sống cộng đồng (muốn "vừa lòng nhau" thì phải biết "lựa lời mà nói")
 
Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
 
Giá trị một con người thể hiện ở lời nói của con người đó: "người ngoan thử lời." Lời nói trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. Câu tục ngữ khuyên ta biết giữ gìn lời nói, nói năng đúng mực.
 
b) Gợi ý :
- Trong đoạn văn của Sơn Nam, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được người viết sáng tạo theo thể loại truyện thành lời nói của nhân vật Năm Hên trong tác phẩm Bắt sấu rừng u Minh Hạ.

Với những gì mà đã giúp các bạn khái quát nội dung về Phong cách sinh hoạt lớp 10 trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247