Viết bài văn làm văn số 7 lớp 10 - Văn nghị luận

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A.            KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.            Thế nào là văn nghị luận?
-              Là thể văn dùng lí lẽ phân tích, bình luận, giải quyết một vấn đề nào đó nhằm giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ một tư tưởng, quan điểm nào đó.
2.            Các thao tác nghị luận để viết tốt một bài văn nghị luận
-              Cần phải vận dụng linh hoạt năm thao tác: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
3.            Lập luận trong văn nghị luận
-              Là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để dẫn dắt người đọc (người rughe) đến một kết luận mà người viết (nói) muốn đạt tới.
-              Lập luận cần phải dựa trên cơ sở luận điểm, luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) và các phương pháp lập luận hợp lí.
4.            Dàn ý bài văn nghị luận bao gồm các phần:
-              Mở bài: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
-              Thân bài: triển khai các luận điểm, luận cứ theo trình tự hợp lí.
-              Kết bài: tóm lược ý chính, mở rộng, nâng cao.

B.            GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Nêu những ý chính mà anh (chị) sẽ triển khai đối với đề số 1 trang 136 SGK Ngữ văn 10, tập 2
a)            Giải thích cụm từ "Tôn sư trọng đạo”.
-              Tôn sư là kính trọng, yêu quí thầy cô.
-              Trọng đạo là nâng niu, bảo vệ và noi theo đạo lí làm người, đạo đức làm người (trong đó có cả đạo "tôn sư”) được gìn giữ từ bao đời nay của dân tộc
b)            Đấy là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Truyền thống đó được lưu truyền trong tục ngữ "không thầy đố mày làm nên".
- Truyền thống giúp dân tộc sống có tình nghĩa, biết trân trọng và phát triển những vốn quý về đạo đức (yêu nước, thương người) mà ông cha ta đã đúc kết mấy ngàn năm.
c)            Truyền thống tôn sư trọng đạo cần phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thời đại.
-              Lói giáo dục xưa thường khiến trò phụ thuộc nhiều vào thấy.
-              Ngày nay vai trò tích cực của trò được khuyến khích, tinh thần giáo dục dân chủ giữa thầy và trò được phát huy, nhưng vị trí của người thầy trong tình cảm, nhận thức của trò sẽ vần không thay đổi vì tôn sư đồng nghĩa với việc tôn trọng những giá trị cao quý vĩnh hằng của con người.
2. Phân tích tác phẩm “Dế chọi” (trích “Liêu trai chí dị”) của Bồ Tùng Linh
Gợi ý làm bài
“Liêu trai chí dị” thuộc loại truyện truyền kì ra đời ở thời trung đại, trong khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Loại truyện này được viết bằng văn xuôi và có đặc điểm tiêu biểu là kể lại các sự việc, câu chuyện li kì, thần bí.
Thời trung đại và cả thời cổ đại trước đó, quan niệm của những người cầm bút có xu hướng ghi chép các sự việc lạ, li kì, huyễn ảo. Ngay cả những truyện viết về các nhân vật có thật trong lịch sử, nếu không có đặc điểm gì khác lạ thì chắc chắn người ta sẽ chẳng viết truyện về họ. Một cốt truyện, một nhân vật độc đáo, khác lạ... là đặc trưng của loại truyện này. Thông qua đó, người kể nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạo lí, lẽ sống cho con người. Họ lấy cốt truyện, nhân vật li kì đó để thu hút người đọc, khiến người đọc khó quên câu chuyện và bài học đạo đức được gửi gắm vì thế sẽ sống lâu trong tâm hồn người đọc, người nghe kể.
1.            Cốt truyện kịch tính
Thời Tuyên Đức ở Trung Quốc, trong cung rất mê chọi dế. Để lấy lòng quan trên và vua chúa, quan huyện Hoa Âm vùng Thiểm Tây dâng lên quan một con dế tốt. Từ đó, quan đòi phải cung ứng dế thường xuyên. Bọn lí dịch và nhà giàu nhân dớ lũng loạn làm điêu đứng dân thường.
Thành Danh là một người có học nhưng chưa đỗ đạt, bị quan lại ép làm chân sai vặt trong làng. Là người tốt, không bắt được dê dâng lèn quan trên mà không muốn làm khổ dân, Thành Danh định tự tử nhưng cô vợ khuyên cứ thử tự mình đi bắt xem sao. Thành Danh không bắt được dế tốt nên bị quan phạt đánh đòn nặng. Vợ Thành Danh phải đi cầu cúng cô đồng. Cô đồng ban cho một bi jc vẽ. Theo chi dẫn dó, Thành Danh bắt được một con dế cực kì to mang về nhà chăm sóc để đợi ngày nộp quan.
Đứa con lên chín của Thành Danh xem trộm dế. Dế bỏ chạy, thằng bé đuổi theo vồ làm chết dế. Sợ hãi, nó bỏ đi rồi rơi xuống giếng. Khi vớt được xác con lên, Thành Danh đau khổ khóc than. Nửa đêm đứa bé sống lại nhưng rồi cứ ngủ lịm mãi.
Trong lúc đang lo nghĩ về chuyện con dê thì bỗng nhiên Thành Danh nghe thấy tiếng dế gáy ở bên ngoài. Khi bắt được, Thành Danh mới hay đấy không phải là con dê cũ. Con dê này nhỏ hơn nhiều nhưng lại có vẻ nhanh nhẹn, dũng cảm. Thành cho dê chọi với con dế to lớn của một chàng trai trong thôn, dế của Thành Danh chiến thắng. Không những thế nó còn đánh trả lại cả con gà định mổ nó.
Thành Danh màng dế dâng lèn quan huyện. Sau khi thấy rõ tài nghệ của dế, quan huyện dâng lên quan tỉnh, quan tinh "bỏ dế vào lồng vàng tiến vua”. Hoàng thượng rất đẹp lòng khi con dế ấy luôn bách chiến bách thắng trước mọi đối thủ nên đã ban thưởng cho quan tỉnh. Quan tinh lại ban thưởng cho quan huyện. Quan huyện cho Thành Danh đỗ tú tài và hưởng nhiều bổng lộc.
Thành Danh trở nên giàu có. Con trai Thành Danh sau hơn một năm mới tinh lại và bảo mình đã hoá thành con dế tài giỏi đó.
2.            Nỗi khốn cùng của Thành Danh
Vốn là người ít chữ nghĩa, Thành Danh bị ép buộc "giữ chân chức dịch” trong làng. Đấy là vị trí mà nếu nhũng nhiễu dàn lành, Thành Danh có thể sống sung túc và có thể lo lót được cho các quan trên. Nỗi khổ của Thành Danh là anh ta không nỡ làm hại dân nghèo nên cái chức quèn đó lại gây nên tai họa cho Thành Danh: “Mới chưa đầy một năm mà cái gia sản nhỏ mọn của anh cơ hồ đã kiệt”. Thêm nữa, đến kì nộp dế, Thành Danh không đủ tiền để mua dế (vì bọn nhà giàu đẩu cơ nâng giá những con dế tốt) và cũng không thể bức bách dân làng nên "lo buồn quá chỉ muốn chết đi cho rảnh”. Từ một người vô tội, hoàn toàn không tham quyền chức, Thành Danh bị đẩy đến chân tường của tội lỗi, buộc phải tìm đến cái chết để thoát tội. Sự độc ác, tàn nhẫn, phi nhân tính của cỗ máy thống trị đó quả thật khủng khiếp vô cùng.
Bước ngoặt diễn ra trong đời Thành Danh là nhờ lời khuyên của vợ: "Chết thì được việc gì, chi bằng tự mình tìm bắt lấy, may ra được con nào chăng”. Qua lời khuyên này, ta thấy người vợ của Thành Danh thật cứng rắn, nhiều nghị lực hơn chồng. Và cũng chính cô ta là người nghĩ đến việc bói toán để tìm lối thoát cho Thành Danh. Trong bối cảnh văn hóa trọng nam khinh nữ của người Trung Quốc thời bấy giờ, hình tượng người phụ nữ này hiện lên cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân đạo của Bồ Tùng Linh.
Nhờ sự chủ động của người vợ mà Thành Danh mới có được mảnh giấy từ “cô đồng gù”: “không thấy chữ, chỉ có hình vẽ: ở giữa là đền gác như kiểu chùa Phật...”. Vai trò của cô đồng xuất hiện nhằm tạo nên bầu không khí kì ảo cho tác phẩm. Cô đồng này mang theo cả nét văn hoá bói toán của người Trung Quốc xưa: yếu tố gù ờ cô nhấn mạnh đến sự dị hình dị tướng, một dấu hiệu để nhận biết người có khả năng khác thường. Cùng với đó là các nghi thức "Gái tơ, nạ dông kéo đến đầy chặt cổng ngõ... buồng kín che mành, cửa bày hương án. Người đến bót thắp hương, sì sụp lề...” và không quên “nộp tiền'.
Đáng lưu ý là những chỉ dẫn của “đóng gù” ấy lại dũng. Lần theo chi dẫn của bức vẽ hoang đường ấy, Thành Danh bắt được “một chú dê cực kì to khỏe”. Nếu câu chuyện dừng ở đây thì sẽ chẳng còn gì đáng bàn. Bởi việc thử thách tìm dế tốt nộp quan đã được giải quyết. Can dê được “thả vào bền... chăm sóc chi chút từng 11 từng tí, đợi đến kì hạn nộp quan”.
Thế nhưng một biến cố xảy ra. Đằng sau cái bức vẽ ma quái của cô đồng gù ây hẳn hàm chứa nhiều diễn biến bất ngờ. Thử đọc lại các hình ảnh trên bức vẽ: "Đại Phật các”, "ngôi mộ cổ trên gò cây cỏ um tùm”... Theo logic suy tướng thông thường, ngôi mộ cổ gợi sự chết chóc, nơi thờ Phật gợi sự bình an, được che chở. Cả hai nét tâm lí này về sau đều được “báo ứng” qua hình ảnh con trai của Thành Đanh và cuộc sống sau này của gia đình.
Lối miêu tả việc Thành Danh lần tìm con dế ma (có thể gọi con dế ấy như thế) thật là li kì, hồi hộp. Trước hết, bức tranh có nhiều nét giống như thật: Nào là "chùa Phật”, "mó đá kì quái”, "bụi gai tua tủa”, “chú dê thanh ma” "nằm phục". Nếu có chùa, có mỏ đá nơi địa hình tìm dê thì rất có thể nơi đó sẽ có dế. Người đọc hồi hộp và liệu những cái có thật ở “mé đông thôn” ấy có dẫn đến nơi chú dê ẩn nấp không ? Và liệu Thành Danh có thể bắt được dê ? Cuối cùng, khi dê bị sặc nước phải bò ra, người đọc thở phào nhẹ nhõm và thán phục tại sao bức vê ngẫu nhiên ấy lại có thể dẫn dắt Thành Danh đến nơi có dế ? Từ đày, truyện tiếp tục đưa ta vào thế giới của sự hoang đường.
Dễ nhận thấy, nỗi khốn cùng của Thành Danh luôn xảy ra ở thế giới thực, còn sự cứu vớt, an ủi Thành Danh lại xảy ra ở thế giới hoang đường. Người kể khéo léo lồng ghép hai mảng thực hư này để kìm hãm truyện, vừa để mở rộng biên độ của nỗi khốn cùng.
"Thành có đứa con lên chín”. Chi tiết “lên chín” được đưa ra ở đày nhằm khẳng định thằng bé ấy là có thực, thuộc thế giới thực và cũng khẳng định độ tuổi có khả năng hiểu biết, nỗi cảm thông lẫn ý thức trách nhiệm của nó. Chỉ vì tò mò mà thằng bé làm sổng dế, rồi làm chết dế. Dế không còn, đồng nghĩa với việc mạng sông của Thành Danh bị đe dọa. Tài kể chuyện khéo léo của tác giả ở chỗ không để cho Thành Danh xuất hiện mà lại để cho người vợ gặp con: "Nó sợ quá, chạy mách mẹ. Mẹ vừa nghe xong, mặt nhựt như chết rồi, quát mắng ầm lèn". Lẽ dĩ nhiên, sau lời đe dọa của mẹ, thằng bé sợ hãi bỏ đi rơi xuống giếng (hoặc nhảy xuống giếng) chết. Người mẹ là tác nhân gây nên cái chết của thằng bé chứ không phải Thành Danh. Việc dựng truyện như thê này luôn đảm bảo cho tính nhất quán trong diễn biến tâm lí của nhân vật. Nếu để Thành Danh gặp con thì ắt hẳn với tính cách cam chịu, độ lượng của mình, 
Thành Danh rất khó có thể mắng thằng bé. Khi không bị măng, thằng bé có thể không chết, thì sẽ không có sự đột biến tiếp theo.
Thằng bé chết nhưng rồi sống lại, chi có điều kì lạ là "cứ trơ ra như gỗ, bàn bật ngủ lịm”. Một trong những đặc điểm cơ bản của truyện chí quái là sự thế chỗ hoặc biến dạng, ở phần trước, nếu theo dõi kĩ thì người đọc sẽ thấy khi Thành Danh tìm thấy con ếch thì: "ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc đuổi theo. Ếch lẩn vào đám cỏ, Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai”. Từ ếch đã chuyển thành dế. Biết đâu con dế ấy là do ếch biến thành chứ chưa hẳn là ếch dẫn đường để Thành Danh bắt dế. Liên quan đến chú dế ma hộ mạng đó còn có sự biến dạng thứ hai.
Lần này chỉ linh hồn hoá dế. Chi tiết này cho thấy sự tố cáo tội ác của giới cầm quyền lớn biết chừng nào. Nỗi sợ hãi ấy khủng khiếp đến mức, con người chết đi phải hoá thành dế để giải nguy cho người thân trong gia đình. Sau một đêm không hề chợp mắt vì nỗi lo mất dế, với trạng thái tâm lí nặng nề chồng chất hai nỗi đau mất con, mất dế, Thành Danh “bỗng nghe bèn ngoài có tiếng dế gáy”, nhìn ra thì “thấy dế vẫn còn đó". Quả đúng là chuyện thật như mơ: dế đã chết thì nay sống lại, con đã chết thì bỗng thoi thóp thở. Con dế lần này mới đích thực là dế ma. Nếu con dế trước gợi cho người đọc ý nghĩ về con dế ma, xuất hiện qua bức vẽ của cô đồng gù mà mãi khi sặc nước mới chịu chui ra, thì con dế lần này, khi Thành Danh thất vọng vì kích thước của nó, bỏ đi tìm con trước, thì nó lại tự nguyện “từ trên vách nhảy tọt ngay vào trong tay áo Thành”. Hơn nữa con dế này không chỉ bách chiến bách thắng mọi con dế kiêu hùng khác mà còn đánh bại cả lũ gà. Nhờ con dế này mà cuộc đời Thành Danh được thay đổi. Từ thân phận của một kẻ khốn quẫn, Thành Danh phút chốc bỗng trở thành người hưởng vinh hoa phú quý tột bực.
3.            Sự đổi đời đầy phi lí
Nếu xét từ góc độ cái nhìn của truyện cổ tích thì sự đổi đời của Thành Danh chẳng có gì phi lí cả. Bởi lê đây là con người nhân hậu, ngay cả khi gặp hiểm nguy đến tính mạng mà vẫn không làm ác với mọi người, nên cuối cùng được hưởng cuộc sống tốt lành. Nhưng nếu trong truyện cổ tích, phước lành đến với người thiện từ thế lực siêu nhiên: một ông tiên, ông bụt nào đó, thì ở đây hạnh phúc, sự giàu có mà Thành Danh có được ấy lại đến từ những con người bình thường. Vậy nên, điều đó quả phi lí vô cùng.
Ta hãy cùng theo dõi trật tự ban thưởng kì quặc, ma quái đó. Trật tự này gồm hai chiều như sau:
Chiều thứ nhất: Thành đem dế dâng quan huyện; quan huyện hiến dế lên.
Chiều thứ hai (chiều ngược lại); Hoàng thượng "hết sức đẹp lòng" ban thường cho quan tỉnh "ngựa hay, vải quý”; quan tinh tiến cử quan huyện là người "tài năng ưu việt" có thế thăng cấp; quan huyện ban cho Thành học vị tú lài và miền sai dịch.
Đặt song song sự việc ma quái (con dế bách chiến bách thắng) bên cạnh việc ban thưởng vốn là bình thường đối với những người có công với dân với nước, Bồ Tùng Linh đã vạch trần sự khôi hài, lố bịch của những kẻ có quyền có the. Người được ban thưởng chỉ cần là người có khả năng làm đẹp lòng cấp trên. Vật được đưa ra ban thưởng thì vô tội vạ, bất chấp lề lối, đạo lí. Thành Danh không cần thi mà vẫn ban cho học vị tú tài, quan huyện nhờ tìm được dế tốt mà được khen là "tài nâng ưu việt’’... Quả thật, vì đam mê dê chọi mà triều đình ấy bất chấp hết thảy mọi đạo lí thông thường, phò rõ bộ mặt của những kẻ độc tài, muốn làm gì thì làm.
Đối tượng cao nhất bị đả kích trong truyện là người đứng đầu một quốc gia Hoàng thượng. Thời phong kiến, Hoàng thượng là Thiên tử (con trời), người thay trời cai trị, mang hạnh phúc, ấm no cho muôn dàn, người là đấng tối cao không một thần dân nào có thể động đến được. Thế nhưng bằng cách xây dựng một vị Hoàng đế vô đạo và bộc lộ sự xem thường, Bồ Tùng Linh chứng tỏ bản lĩnh nhà vân của mình: dám đương đầu với mọi thế lực xấu xa độc ác.
Nhân vật Hoàng thượng không có tên, phiếm chi như các tay chân quan lại của y, chi xuất hiện hai lần trong tác phẩm. Lần đầu là ở ngôi số nhiều: “Thời Tuyên Đức trong cung rất mê chọi dế, hàng năm trưng thu dế trong dân’’. Lần thứ hai xuất hiện ở ngôi số ít: “Hoàng thượng hết sức đẹp lòng”. Sở thích của Hoàng thượng không chì dừng lại ở việc chọi dế mà còn ở cả việc ham chuộng ca hát. Điều này được Bồ Tùng Linh miêu tả rõ: "Đã vào cung rồi, dế còn phải tỉ thí với khắp các loại dế kì hình dị dạng của cả thiên hạ dâng tiến... con nào cũng chịu thua cá. Còn điều kì lạ hcm nữa, ở trong cung, con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo tiết điệu. Hoàng thượng hết sức đẹp lông...”
Như thê đã rõ, chỉ vi một con dế mà Thành Danh phải bao phen điêu đứng Trong khi đó, Hoàng thượng đâu chỉ dùng một con dế của Thành Danh mà còn của “cả thiên hạ dâng tiến”. Vậy nên, mức độ khốc hại mà sờ thích phù phiếm ấy gây ra cho dân chúng quả lớn vô cùng.
Trong truyện, trừ nhân vật Thành Danh là có tên cụ thể, còn lại các nhãn vật khác đều không tên tuổi. Họ hiện lên theo tước vị (Hoàng thượng, quan tinh, quan huyện) hoặc quan hệ gia đình với Thành Danh (vợ, con trai). Những cái tên phiếm chỉ này một mặt cho thấy sự e dè của tác giả, mặt khác chúng lại có sức khái quát rất cao: mọi kẻ đứng đầu quốc gia nào nếu chỉ vì sự vui thú cá nhân mà không quan tâm đến trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mình thì đều gây ra họa lớn cho các sinh linh vô tội, cho đất nước.
Truyện kết thúc theo lối có hậu: từ người khốn khổ nhưng đức hạnh, Thành Danh được hưởng phú quý ở đời, từ đứa con hiếu thảo biến thành dế giúp cha, con trai Thành Danh sống lại làm người. Nhưng kiểu kết thúc này không tập trung vào việc tạo ra sự thỏa mãn tâm lí mà lại tập trung vào việc mỉa mai tố cáo: chi vì đam mê dế chọi mà bọn thống trị đà gây ra bao nỗi khốn cùng cho người dân.
4.            Chủ đề truyện
Xuất phát từ sở thích chọi dế chọi của vua chúa mà quan lại các cấp và bọn giàu có đốc thúc dân thường bắt dế để chúng dàng tiến, lấy lòng cấp trên nhằm trục lợi. Vì dế chọi mà vợ chồng Thành Danh làm vào cảnh bi đát, khốn cùng, sau nhờ phép màu mà đứa con mới sống lại và gia đình thoát nạn. Tác phẩm toát lên sự mia mai, tố cáo tội lỗi của bọn vua quan đương thời, đồng thời bày tỏ lòng xót thương cho những người dân thấp cổ bé họng điêu đứng chỉ vì một trò chơi vô bổ của những kẻ đứng đầu cái cơ chế thống trị vô lương tri ấy.

Xem thêm >>> Hướng dẫn cách lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

Trên đây là bài viết mà gửi đến bạn về cấu trúc và bài tham khảo khi viết về bài làm văn số 7 lớp 10 - văn nghị luận. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247