Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật dài 12cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình 19.7)
Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều:
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
\(F = {F_1} + {F_2};{{{F_1}} \over {{F_2}}} = {{{d_2}} \over {{d_1}}}\) (chia trong)
Lời giải chi tiết
Hình vẽ biểu diễn lực:
Chia bản mỏng thành hai phần: ABCD và BMNQ. Trọng tâm của 2 phần này là O1 và O2. Nếu gọi trọng tâm của bản là G thì G sẽ là điểm đặt của hợp lực của các trọng lực P1 và P2 của hai bản nói trên.
Do các bản phẳng mỏng, đồng chất nên trọng lượng của mỗi tấm tỉ lệ với diện tích.
Ta có: \(\frac{P_{1}}{P_{2}}\) = \(\frac{S_{1}}{S_{2}}\) = \(\frac{6.9}{3.3}\) = 6
Khi đó G được xác định như sau:
\({{{P_1}} \over {{P_2}}} = {{HI} \over {H{O_1}}} = {{G{O_2}} \over {G{O_1}}} = 6 \Rightarrow G{O_2} = 6.G{O_1}\) (1)
Mặt khác ta có:
\(\eqalign{
& G{O_1} + G{O_2} = {O_1}{O_2} = \sqrt {{O_1}{I^2} + {O_2}{I^2}} \cr&= \sqrt {{{\left( {4,5 + 1,5} \right)}^2} + {{1,5}^2}} = 6,18 \cr
& \Rightarrow G{O_1} + G{O_2} = 6,18cm\left( 2 \right) \cr} \)
Từ (1) và (2) => GO1 = 0,88 cm
Vậy trọng tâm G nằm trên đường nối O1 và O2 và cách G1 một đoạn 0,88cm.
Copyright © 2021 HOCTAP247