Cảm nghĩ về đoạn trích "Vào phủ Chúa Trịnh"

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn "Vào phủ chúa Trịnh" trong tác phẩm "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác.

Hướng dẫn giải

   Thượng kinh kí sự của Lãn Ông Lê Hữu Trác là một kiệt tác độc đáo trong văn học cổ Việt Nam. Quang cảnh vàng son nơi phủ chúa, hình ảnh "con Trời", hình ảnh vị thầy thuốc đã để lại bao ấn tượng vô cùng sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta khi đọc "Vào phủ chúa Trịnh".

   Quang cảnh phủ chúa được vệ sĩ canh gác cẩn mật, nghiêm ngặt, vô cùng đẹp đẽ, tráng lệ. Vườn ngự uyển "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió dưa thoang thoảng mùi hương". Những dãy hành lang thì "quanh co nôi nhau liên tiếp", người giữ cửa "truyền báo rộn ràng"; người có viộc quan "qua lại như mắc cửi"; vệ sĩ canh giữ cửa cung rất nghiêm ngặt, "ai ra vào phải có thẻ". Cảnh phủ chúa làm cho Lê Hữu Trác ngạc nhiên, xúc động, nghĩ bụng: "Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường". Bài thơ thất ngôn bát cú mà tác giả ngâm lên đã làm nổi bật cảnh giàu sang của vua chúa thời Lê -Trịnh.

   Trong phủ chúa có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ. Mỗi cung điện có một cái tên riêng nghe rất lạ tai. Đó là "Hậu mã quân túc trực", kiểu cách thật là "xinh đẹp", cột và bao lơn "lượn vòng", điếm làm bên một cái hồ, có những cái cây "lạ lùng", những hòn non bộ "kì lạ". Đó là nhà "Đại đường" gọi là "Quyển bồng"; "Gác tía" được gọi là "phòng trà" vì thế tử "dùng trà" ờ đấy. Lầu cao và rộng. Có hai cái kiệu để vua chúa đi. Sập thếp vàng, võng diễu, đồ nghi trượng và các cột đểu sơn son thếp vàng; bàn ghế, đồ đạc là những thứ cực kì sang trọng "nhân gian chưa từng thấy".

   Nhiều cửa, nhiều trướng gấm "tối om". Khổng khí trang nghiêm bao trùm "phòng trà" nơi "Gác tía". Đèn sáp chiếu sáng, hương hoa ngào ngạt. Sau tấm màn là nơi "phòng trà", các cung nhân "mặt phấn và màu áo đỏ" đứng "xúm xít". Khồng một tiếng nói to. Chỉ có người "hỏi nhỏ", "nhìn nhau". Các vị lương y của sáu cung, hai viện thì ngày đêm "chầu chực" hầu trà. Khi quan Chánh đường xuất hiện tại "phòng trà" thì những người có mặt "tất cả đều đứng dậy", quan chánh đường "ngồi ghế trên", còn mọi người "ngồi theo thứ tự' đúng nghi lễ nơi phủ chúa.

    Một vài chi tiết khá "đắt" nêu bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Ngoài quang cảnh cung cấm, ta tò mò tìm hiểu con bệnh. Đó là thế tử Cán, một đứa bé độ năm sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ ngồi trên sập sơn son thếp vàng, có mấy người đứng hầu hạ hai bên. Khi được lệnh quan Chánh đường, Lãn Ông mới được lạy con bệnh - con Trời - bốn lạy. Câu nói của con bệnh thật ngộ nghĩnh mà hồn nhiên: "Ông này lạy khéo". Nơi cung cấm có biết bao cung nhân xinh đẹp đứng xúm xít sau màn là "mặt phấn và màu áo đỏ". Bữa cơm mà Lãn Ông được ăn tại điếm "Hậu mã quân túc trực", tuy chỉ được quan Chánh đường "san mâm cơm" cho ăn, nhưng vị đại danh y bao giờ có thể quên được. "Mâm vàng, chén bạc, đồ ân toàn là của ngon vật lạ" khiến cho Lãn Ông phải thốt lên: "Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia". Đúng là "Cơm ngự thiện bữa nghìn quan – Làm cho dân hết, dân tàn mới thôi".

   Đoạn văn "Vào phủ chúa Trịnh" có cảnh trung tâm là cảnh Lê Hữu Trác khám bệnh, kê đơn thuốc cho vị "con Trời". Sau bốn lạy và được phép của quan Chánh đường, Lê Hữu Trác được "khúm núm đến trước sập xem mạch". Sau khi có tiếng nói nhỏ trong màn trướng, Lãn Ông mới được "xem kĩ tất cả" lưng, chân tay một lượt. Vị đại danh y lại lạy con bệnh bốn lạy sau khi quan Chánh đường truyén mệnh. Lãn Ông được một tiểu hoàng môn đưa ra ngoài chờ ở "phòng trà".

   Chi tiết miêu tả này là khá "đắt", góp phần làm nổi bật sự "khúm núm" của vị thầy thuốc lúc xem mạch và kê đơn. Đó là cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm đặt bên cạnh cái sập nơi thế tử Cán ngồi. Ai thường ngồi trên cái ghế rồng đó? Đó là "da cọp" chứ chơi đâu!

   Con bệnh "bệnh mắc đă lâu, tỉnh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chán gày gò", "nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức". Trong lúc quan Chánh đường và các vị lương y sáu cung hai viện chỉ lo "dùng thứ thuốc công phạt", thì Lãn Ông lại cho rằng "bệnh thế này không bổ thì không được". Cuộc đấu tranh giữa nhàn và danh lợi, về y đức của Lãn Ồng diẽn ra giằng co. Nếu làm "cố kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi dược". "Dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu". Cuộc tự đấu tranh tư tưỏng diễn ra căng thẳng. Y đức đã nhắc nhở Lãn Ông "phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ồng mình", vì thế ông phải "nghĩ lại một hồi" rồi mới nói với quan Chánh đường, phải "giải thích mãi" trước khi kê đơn. Đâu phải vì con bệnh là thế tử, mà sâu xa hơn nữa là tấm lòng "lương y như từ mẫu". Bài học vẻ sống nhàn, coi thường danh lợi, đặt y đức lên hàng đầu là bài học giá trị nhân đạo mà Lãn Ông đã nêu ra và để lại cho đời. Ta chợt nhớ vần thơ của Nguyền Đình Chiểu trong "Ngư Tiều y thuật vấn đáp":

    Đứa ăn mày cũng trời sinh,

    Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không.

   Lãn Ông đã độc lập suy nghĩ, không hề bị ràng buộc bởi ai, dù đó là quan Chánh đưcmg. Chi tiết quan Chánh đường "cố ỷ ngại" sau khi xem đơn thuốc của Lãn Ông kê cho thê tử đã thể hiện tinh thần độc lập suy nghĩ, giữ vững chủ kiến và để cao y đức của người thầy thuốc chân chính tài giỏi.

   Đoạn "Vào phủ chúa Trịnh" là trang kí sự rất đặc sắc và độc đáo. Tác giả kết hợp tả và kể, lồng cảm xúc vào ý nghĩ, tạo nên một giọng văn thâm trầm có nhiều chi tiết cảm động, chân thực, giàu giá trị hiện thực. Quang cảnh tráng lệ của phủ chúa, hình ảnh con bệnh, quan Chánh đường, mấy cung nhân, các vị thầy thuốc của sáu cung hai viện, bữa cơm ăn tại điếm "Hậu mã quân túc trực"y cảnh xem bệnh và kê đơn... tất cả đều chân thực và có giá trị tư liệu lịch sử. Lãn Ông là một tao nhân, bài thơ của ông ngâm khi ngắm cảnh vàng son tráng lệ nơi phủ chúa cho thấy vị danh y này rất tài hoa. Những bài thơ trong "Thượng kinh kí sự" đã tạo nên tính trữ tình độc đáo của áng văn chương mang tầm vóc cổ điển, càng đọc càng thú vị.

Copyright © 2021 HOCTAP247