Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

       Hãy nêu cảm nghĩ của anh trị về giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh là đề văn không còn xa lạ. Thế nhưng không phải ai cũng biết để làm tốt đề văn quen thuộc nhưng thú vị này. Cùng CungHocVui khám phá ngay bài cảm nhận được đánh giá cao để bạn có thể cảm nhận tốt hơn.

Mở bài cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

     Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, xuất chúng có đạo đức và có tâm huyết với nghề nghiệp của mình, ông tự là Hải Thượng Lãn Ông nổi tiếng chữa bệnh cứu người và được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ. Bên cạnh đó, Lê Hữu Trác còn là một nhà văn với niềm say mê văn chương vô tận ông đã tạo nên những tác phẩm để đời khiến nhiều độc giả hâm mộ và đón nhận, trong đó phải kể đến tác phẩm Hải thượng y tông tâm lĩnh và Thượng kinh ký sự.

     Đặc biệt nhất Thượng kinh ký sự là một trong những tác phẩm tái hiện lại khung cảnh sống xa hoa, lãng phí bậc nhất trong phủ Chúa, một hiện thực hoàn toàn khác với đời sống của người dân đương thời. Dân lầm than biết bao nhiêu thì phủ Chúa lại lộng lẫy sang trọng bấy nhiêu, với trích đoạn Vào phủ Chúa Trịnh đã tái hiện một hiện thực rõ ràng tỉ mỉ, cụ thể trong tác phẩm khiến bao người đọc ấn tượng, trầm trồ.

Thân bài cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

      Hữu Trác là một danh y nổi tiếng nhưng sống ẩn dật được mọi người mến mộ. Thế tử Cán bệnh nặng, vì thế lập tức cho mời Lê Hữu Trác vào phủ Chúa để chữa bệnh. Vốn đã quen sống với quê nhà quen mắt với những khung cảnh đơn sơ, mộc mạc, dân dã, giản dị, Lê Hữu Trác thực sự cảm thấy choáng ngợp bởi khung cảnh uy nghi, sầm uất giàu có trong phủ Chúa.

     Điều này đã được tác giả miêu tả tỉ mỉ trong tác phẩm bằng những câu văn cụ thể chi tiết: “Tôi bèn sửa sang áo mũ chỉnh tề, lên cáng vào phủ. Tên đầy tớ chạy đằng trước hết đường. Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết. Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền mệnh dẫn tôi đi qua mấy lần cửa nữa, theo đường bên trái mà đi."

     Không chỉ vậy, ông còn miểu tả sự sa hoa qua: "Tôi ngẩng đầu lên: đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ”.

     Với sự mô tả ban đầu như thế đọc giả được chứng kiến phủ chúa Trịnh không phải là nơi có thể dễ dàng ra vào mà phải đi qua rất nhiều lần cửa và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của lính canh. Đây là một trong những điều đầu tiên mà bằng sự tinh tế tác giả đã cảm nhận được cũng như là chi tiết bạn không thể thiếu trong đề cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.

Xem thêm các bài liên quan đến giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh:

Soạn bài vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác

Top 3 bài tóm tắt vào Phủ chúa Trịnh ngữ văn 11

     Đó mới là những cử chỉ quan sát bên ngoài, càng vào sâu trong lòng phủ Chúa Lê Hữu Trác càng bày tỏ tài quan sát tỉ mỉ, cẩn thận của mình đặc biệt là khung cảnh xung quanh và các kiến trúc lạ lẫm, khá tài tình, lạ mắt trong phủ. Từ đây cho thấy sự xa hoa, lộng lẫy, tráng lệ của phủ Chúa khiến độc giả cảm thấy ngưỡng mộ khâm phục.

     Những kiến trúc độc đáo trong phủ Chúa ấy không lọt qua được con mắt tinh tường, xanh rờn của Lê Hữu Trác: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi. Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng. Ở đây, cột đều sơn son thếp vàng”.

     Không chỉ có một cơ ngơi đồ sộ, lộng lẫy bậc nhất, xa hoa đương thời, mà cung cách sống và làm việc của những người trong phủ Chúa khác thường so với bên ngoài. Họ làm việc một cách nhanh chóng, nhanh nhẹn, ra vào phủ Chúa phải có chiếu chỉ, lệnh bài, xưng hô lễ phép đúng mực không được buông tuồng, bông đùa, vì nếu nhỡ mồm thì sẽ gây ra họa thiệt thân.

     Chính vì vậy mà ngay từ khi Lê Hữu Trác bước vào phủ Chúa Trịnh thì có người đã xưng hô với ông rất lễ phép trịch thượng: “Có thánh chỉ triệu cụ vào! Quan truyền mệnh hiện đang ở nhà cụ lớn, con vâng mệnh chạy đến đây báo tin. Lính ở đinh đã đem cá đến đón cụ ở ngoài cụ. Xin cụ vào phủ chầu ngay”.

Giá trị hiện thực vào phủ chúa Trịnh

Giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

     Cung cách sinh hoạt, làm việc của mọi người trong phủ đều nhuốm màu tất bật, khẩn trương vội vã, không ai dám bỏ lỡ một giây một phút nào để nhanh chóng hoàn thành xong công việc mà Chúa Trịnh ban xuống, còn mỗi nơi trong phủ Chúa Trịnh ngay tại các điểm đều có lính canh gác nghiêm mật chặt chẽ, để không thể tùy tiện cho người ngoài lọt vào.

     Đây là một trong những cung cách làm việc khác hẳn với người dân thường ngoài đời, dân thường ngoài cuộc sống họ ăn nói xuề xòa, dân dã, vui vẻ cởi mở hòa nhã, nhưng ngược lại những người trong phủ Chúa lại ăn nói với nhau một cách trịch thượng, thậm chí dè chừng nhau và đề phòng nhau, cẩn thận tỉ mỉ trong làm việc.

     Bên cạnh được chứng kiến những cảnh đẹp tuyệt trần, của lạ xưa nay chưa từng có trong phủ Chúa Trịnh, Lê Hữu Trác được có dịp trải nghiệm những điều mới lạ. Ông được thưởng thức bữa ăn độc đáo, đầy sơn hào hải vị trong phủ chúa. Đây là một đặc ân một biệt đãi lớn lao mà không phải bất cứ người nào có thể nhận được.

     Những người nhận được điều này đều là những thượng khách, những nhân vật quan trọng thân cận của Chúa Trịnh: “Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.

Giá trị hiện thực trong đoạn trích vào phủ chúa trịnh

Giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa trịnh chi tiết nhất

     Công việc chính của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh là chữa bệnh cho thế tử trịnh Cán, sau khi nhận được những thết đãi đặc biệt, ông bắt tay vào kê đơn bắt mạch cho thế tử. Có thể nói bệnh của thế tử không phải là căn bệnh mà ông chưa từng gặp qua. Bởi đây là căn bệnh nhà giàu là do thế tử ăn quá no, mặc quá ấm, lại ít chịu vận động cơ thể.

     Vì thế mà dễ sinh bệnh, hơn thế trong phủ Chúa Trịnh có rất nhiều danh y nổi tiếng họ bắt mạch kê đơn cho thế tử nhưng lại chọn những thứ thuốc tốt nhất, lại là thứ thuốc công phát. Bởi điều này trái ngược với quy luật thường thấy: “Có bệnh thì trước hết là phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi được cái tà đi rồi hãy bổ, thì mới là cái phép đúng đắn nhất”.

     “ Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu, bệnh thế này không bổ thì không được”.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích giá trị hiện thực vào phủ chúa Trịnh

Phân tích đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

     Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trinh ra sao? Quả đúng không hổ danh là vị danh y danh bất hư truyền trong dân gian, vừa mới bắt bệnh xem qua quá trình khám chữa bệnh đã biết được căn nguyên nguồn gốc của bệnh nhân và kê đơn bốc thuốc. Nhưng Lê Hữu trác là một vị danh ý có lương tâm và trách nhiệm luôn đặt chữ y đức lên hàng đầu.

     Bởi vậy khi chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ông không khỏi suy nghĩ, nếu chữa bệnh không tận gốc thì mình là một kiểu thầy thuốc tồi. Còn nếu chữa trị tận gốc thì sẽ bị vướng vào công danh lợi lộc, điều mà ông không hề muốn bởi từ xưa đến nay những người vướng phải vòng vinh hoa phú quý đâu có được yên ổn bao giờ, luôn bị kéo vào những trò đấu đá hơn thua trong triều đình thậm chí đánh mất nhân cách và đạo đức của mình.

     Suy nghĩ thấu đáo và kĩ càng như thế cho nên, Lê Hữu Trác quyết định bốc chọn loại thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Chính vì suy nghĩ cặn kẽ thấu đáo đó mà Lê Hữu Trác dần dần thực hiện được dự định của mình, vừa thoát khỏi vòng danh lợi, vừa làm đúng trách nhiệm, lương tâm của một người thầy thuốc để không hổ thẹn với cha, không hổ thẹn với những đãi ngộ của triều đình đối với mình. Phải chăng đó là một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt.

Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

     Biết bao nhiêu người mong muốn cả đời được vào phủ Chúa trị bệnh cho thế tử Cán mong được một vị trí xứng đáng trong phủ Chúa. Họ thậm chí giành giật dùng đủ mọi phương kế để mong được một ngày được mở mặt, đổi đời. Nhưng với Lê Hữu Trác ông được trọng dụng vì tài năng vì trí tuệ nhưng ông không sử dụng nó để mưu cầu lợi ích cho bản thân mình.

     Không động lòng trước vinh hoa phú quý, không tham danh lợi, hư vinh thậm chí còn tìm mọi cách khước từ nó. Đây phải chăng là biểu hiện của một bậc đại trí có nhân cách cao đẹp, và có tấm lòng bao dung đối với cuộc đời.  Chỉ thông qua đoạn trích và một vài câu văn soi chiếu dưới góc nhìn tỉ mỉ, cẩn trọng của độc giả mỗi chúng ta nhận thấy danh y Lê Hữu Trác là một con người có tài năng và nhân cách cao đẹp, xứng đáng được truyền tụng và ca ngợi ở đời.

Xem thêm:

Bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương

Cảm nhận bài thơ Thương vợ ngắn gọn- Trần Tế Xương

Kết bài cảm nhận về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh

          Bằng góc nhìn tỉ mỉ tinh tế, bằng cái nhìn nhạy bén tinh tường, bằng tài năng thơ văn của mình Lê Hữu Trác Hải Thượng Lãn  Ông đã cho độc giả được chứng kiến một hiện thực xa hoa lộng lẫy ở cuộc sống trong phủ Chúa, căn bệnh mà thế tử Cán mắc phải cùng với tài năng y thuật của mình.

Đồng thời thể hiện nhân sinh quan của tác giả phê phán cách sống lãng phí, thực dụng của những người trong phủ Chúa trong khi ngoài kia người dân đang con đói khổ lầm than. Vào phủ Chúa Trịnh là một trong những trích đoạn hay nhất trong Thượng kinh ký sự - một tác phẩm để đời của tác giả.

     Trên đây là bài văn đề bài cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh. Qua bài viết, CungHocVui mong bạn sẽ đạt được kết quả học tập tốt hơn. Tham khảo thêm các bài soạn văn, văn mẫu của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh tại đây.

Copyright © 2021 HOCTAP247