Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu Dàn ý Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên

Dàn ý Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên

Hướng dẫn giải

-Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên: Một tác giả tiêu biểu của Nam Bộ với quan niệm nghệ thuật: “Cở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm- Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm tiêu biểu

-Giới thiệu đoạn trích Lẽ ghét thương: Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng Nho sinh về lẽ ghét thương

1.Ông Quán bàn về lẽ ghét

- Ông Quán xuất hiện đầu đoạn trích cho cảm nhận: thông kinh sử, bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng ⇒ Là biểu trưng cho tính cách Nam bộ và tư tưởng nhà văn

- Đúc kết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” : cội nguồn sự ghét là lòng thương ⇒ hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất

⇒ Đây là tuyên ngôn về lẽ yêu ghét của ông Quán

- Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, ghét đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng…

⇒ Thực chất: ghét vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn

    + “Ghét đời”: ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội

    + Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc

    + Điệp từ dân: Cơ sở lẽ ghét chính là yêu dâm, lo cho dân

⇒ Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Cội nguồn của lẽ ghét chính là lẽ thương

2. Ông Quán bàn về lẽ thương

- Khi bàn về lẽ ghét, ông Quán thường ghét cả một “đời”, khi bàn về lẽ thương,ông hướng vào những người cụ thể :

    + Thương là thương đức thánh nhân.

    + Thương thầy Nhan tử dở dang.

    + Thương ông Gia Cát tài lành.

    + Thương thầy Đổng tử cao xa.

    + Thương người Nguyên Lượng ngùi.

    + Thương ông Hàn Dũ chẳng may.

    + Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.

- Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .

- Mối quan hệ khăng khít giữa hai lẽ ghét thương: “Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương”: Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.

⇒ Tình cảm bộc trực, chân thành mộc mạc ⇒ Tình cảm, lẽ yêu ghét của người dân Nam Bộ nói chung

3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật.

- Điệp từ được sử dụng với tần suất lớn

- Đối từ: ghét >< thương, thương ghét >< ghét thương, lại ghét >< lại thương.

- Giàu chất chất tự thuật:

- Đặc biệt sử dụng nhiều điển tích, điển cố ⇒ nói được nhiều hơn trong sự giới hạn của ngôn từ thơ

-Tổng kết lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

-Bài học bản thân về lẽ ghét thương rút ra từ đoạn trích

Copyright © 2021 HOCTAP247