Hướng dẫn soạn văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những gợi ý cho phần soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Đồng thời sẽ hướng dẫn các bạn củng cố kiến thức bài học trong phần luyện tập. .com soạn bài Lẽ ghét thương với hi vọng phần này sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho các bạn.
Soạn bài Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
Lẽ ghét thương là đoạn trích nói lên tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng yêu thương dân sâu sắc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đặc trưng cơ bản của đoạn trích là bút pháp trữ tình mang tính triết lý đạo đức cao và dạt dào cảm xúc.
Lời thơ mộc mạc, không cầu kì, chân chất nhưng mang nhiều cảm xúc.
Phép đối:
Đối trong câu: nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
Đối cả đoạn thơ: 10 câu lẽ ghét, 14 câu lẽ thương
Điệp từ “thương”: 12 lần
Điệp từ “ghét”: 12 lần
Xem thêm:
Soạn Lẽ ghét thương ngắn gọn nhất
Soạn bài lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
Các đời nhà vua ông Quán ghét:
Đời Kiệt, Trụ: mê dâm
Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối
Đời Ngũ bá, thúc quý: phân bá, phân băng: nhiều người lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
=> Điểm chung của các triều đại: Sự suy tàn của chính sự, các đời vua chúa đắm chìm trong tửu sắc, không chăm lo đời sống của nhân dân, cuộc sống nhân dân lầm than, cơ cực
Những con người mà ông Quán thương:
Khổng Tử: lận đận trong việc truyền bá đạo nho.
Nhan Tử: hiếu học nhưng chết sớm (31 tuổi)
Gia Cát Lượng: có tài có chí mà chí nguyện chẳng thành, chết rồi đất nước vẫn còn chia làm ba.
Đổng Trọng Thư: có tài có đức nhưng không được triều đình trọng dụng.
Nguyên Lượng : không màng dân lợi, văn hay chữ tốt nhưng sống cuộc đời ẩn dật.
Hàn Dũ: có tài văn chương nhưng bị đi đày.
Thầy Liêm, Lạc: làm quan nhưng không được tin dùng nên lui về dạy học.
=> Điểm chung: Đều là những bậc thánh hiền, thánh nhân, văn hay chữ tốt, có đức thương người, có chí muốn hành đạo giúp dân, giúp đời nhưng đều không thể đạt được ước nguyện,
Nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: Xuất phát từ tấm lòng thương yêu, đồng cảm với dân sâu sắc, mong muốn mang lại cho nhân dân cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no. Người tài hi vọng được trọng dụng.
Xem thêm:
Luyện tập thao tác lập luyện phân tích
Đọc thêm: Hương sơn phong cảnh ca
Nhận xét:
Đoạn trích Lẽ ghét thương thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương:
Ghét = thương = điệp từ 12 lần,
Ghét và thương được sắp đặt sóng đôi, đăng đối linh hoạt.
* Ví dụ: hay ghét > < hay thương;
thương ghét > < ghét thương;
ghét ghét > < thương thương;
lại ghét > < lại thương.
Việc sử dụng linh hoạt sự lặp đi lặp lại các từ ghét - thương đã làm nổi bật và phân minh rõ ràng hai loại tình cảm trong lòng Nguyễn Đình Chiểu.
Giá tri nghệ thuật:
Làm nổi bật lên trong lòng tác giả sự ghét và thương phân minh, không mập mờ, lẫn lộn, không nhạt nhòa, chung chung mà rất sâu đậm.
Việc lặp lại “ghét” và “thương” góp phần làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều dâng cao đến tột cùng và hết sức nồng nhiệt.
Lẽ ghét thương soạn bài
Ý nghĩa của câu “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” thể hiện sự trong sáng, phân minh và sâu sắc trong tâm hồn tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Yêu và ghét là hai tình cảm khăng khít và không thể tách rời trong tâm hồn tác giả. Bởi vì càng yêu thương nhân dân, càng chứng kiến cảnh xót xa của nhân dân khi chịu khổ cực, lầm than và tiếc thương những người có tài có đức mà bị vùi dập nên càng căm ghét những kẻ đứng đầu một nước mà hại dân hại đời. Tình cảm đó trong ông rõ ràng, nồng nàn, dứt khoát và mãnh liệt. Thương ghét đều chân thành và sắc nhọn đến độ mộc mạc bình dị. Đây cũng chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.
Trên đây, cunghocvui vừa hướng dẫn các bạn soạn bài Lẽ ghét thương theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK chương trình chuẩn. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247