Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu Dàn ý phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Dàn ý phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

      Nước ta những năm nửa cuối thể kỉ 19 vô cùng khó khăn. Chúng ta phải đối đầu với sự bất ổn trong chính trị, sự xâm lược của thực dân Pháp hùng mạnh và sự chênh lệch không thể địch nổi về mọi mặt. Thế nhưng trước tình hình ẩy, qua hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ta lại thấy một điều rất đáng ngưỡng mộ, Những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn lại vô cùng quả cảm, quyết chiến và quyết thắng, không hề sợ hãi trước kẻ thù. 

Dàn ý phân tích hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mở bài

-      Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).

-      Bài tế khắc họa vẻ đẹp chân thực, bi tráng nhưng cũng rất đỗi hào hùng của những người nông dân- nghĩa sĩ trước sự xâm lược của thực dân pháp

Xem thêm:

Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài phân tích chi tiết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Thân bài

Hình ảnh người nông dân xưa nay 

-      Là những người nông dân cần cù lao động,  cuộc sống gắn liền với đồng ruộng, luôn phải chịu cảnh vất vả quanh năm

-      Những vũ khí như khiên, súng, mác....hoàn toàn xa lạ với họ

-      Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ

-> Nguyễn Đình Chiểu cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.

Hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

-      Những người nông dân vô cùng quan tâm đến tình cảnh của đất nước trước mắt, thể hiện qua "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"

-      Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa". Họ chẳng còn đợi chờ tin tức hay bày bố của triều đình hèn nhát,

-      Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"

-      Phải đứng trước đầy rẫy những khó khăn, chênh lệch trong điều kiện chiến đấu, chỉ có thể sử dụng vũ khí thô sơ, lạc hậu

=> Thế nhưng họ vẫn đứng lên chiến đấu bởi chính lòng yêu nước, căm thù giặc

=> Không chỉ còn là vẻ đẹp trong tâm hồn, mà tất cả đã được thể hiện ra bằng hành động và được tác giả khắc họa một cách rõ rệt

Xem thêm:

Top 2 cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Hướng dẫn phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Kết bài

-      Tượng đài bằng ngôn từ, vĩnh viễn lưu giữ hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng

-      Là thứ đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà

-      Người người nông dân- nghĩa sĩ anh hùng chính là hiện thân cho sự can đảm và tình yêu đất nước, không hề sợ hãi trước quân xâm lược tàn ác, lớn mạnh.

Copyright © 2021 HOCTAP247