Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu - Ngữ văn 11

Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm tương đối quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Sau đây, .com xin gửi đến các bạn bài Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đầy đủ nhất!

I. Tác giả

   Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ. Cha là Nguyễn Đình Huy, quê Thừa Thiên. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo nên từ nhỏ Nguyễn Đình Chiểu đã được học chữ nghĩa thánh hiền. Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

   Năm 1846, ông ra Huế học để chờ cho hội thi tiếp theo

   Đến năm 1849, trước khi vào trường thi thì ông nhận được tin mẹ mất, đành bỏ về giữa chừng để chịu tang mẹ

   Trên đường về, do thời tiết khó khăn nên Nguyễn Đình Chiểu đã bị ốm nặng, lại thêm khóc thương mẹ quá nhiều nên dẫn tới việc ông đã bị mù cả hai con mắt. Đường tình duyên của nhà thơ cũng trắc trở, không thành. Nguyễn Đình Chiểu quyết không khuất phục trước sự bất hạnh ấy, ông đã mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo; trong suốt quá trình dạy học, ông vẫn sáng tác thơ ca để bày tỏ lòng yêu nước và sự căm thù những kẻ xâm lăng.

   Nguyễn Đình Chiểu trong suốt cuộc đời của mình đã giữ vững khí tiết của một nhà Nho chân chính và tấm lòng son sắt với nước với dân cho đến hơi thở cuối cùng. Quả thực, ông là một nhà thơ rất đáng nể phục trong nền văn học Việt Nam

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

   Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào thành phố Đà Nẵng của nước ta. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận, những người nghĩa sĩ là nông dân vì quá căm phẫn trước quân giặc nên đã tập kích đánh và 15 người đã phải hy sinh. Họ giết được khá nhiều quân giặc, trong đó có viên tri huyện người Việt Nam. Đó là vào đêm ngày 16/12/1861.

   Trước sự quả cảm, anh dũng của những người nghĩa sĩ đã quên mình, nhân dân không khỏi cảm phục và xúc động. Sau đó, theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này. Bài văn tế đã bày tỏ một cách sâu sắc sự thương tiếc của nhân dân đối với cái chết của các anh nghĩa sĩ nhưng không hề bi lụy, bi đát mà lại rất hào hùng.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Xem thêm Dàn ý phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

2. Bố cục

   Bài văn tế gồm có 4 phần:

Phần 1: Từ đầu... tiếng vang như mõ - Phần Lung Khởi

Nội dung: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2: Từ "nhớ linh xưa"....."tàu đồng súng nổ" - Phần Thích Thực

Nội dung: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3: Từ "Ôi!"....."Cơn bóng xế dật dờ trước ngõ" - Phần Ai Vãn

Nội dung: Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.

Phần 4: Còn lại

Nội dung: Ngợi ca linh hồn bất tử của những người nghĩa sĩ

III. Tìm hiểu chi tiết

Câu 1 (Trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

- Họ là người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng

- Khi có giặc tới, họ tự nhận thức trách nhiệm của mình: tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm dù vũ khí còn thô sơ.

=> Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại

b) Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật

- Từ ngữ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

- Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác. Hình ảnh so sánh, sử dụng những động từ mạnh.

Câu 2 (Trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

* Thể văn tế

a. Khái niệm: Loại văn gắn với tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất.

b. Đặc điểm

- Gồm 2 nội dung:

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

- Âm hưởng: bi thương

- Giọng điệu: lâm li, thống thiết

- Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…

Câu 3 (Trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ

+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành

+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân

+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ

+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc

- Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương, biểu dương công lao của những người nghĩa sĩ

+ Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân

+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ

⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định

Câu 4 (Trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

+ "Đau đớn...bóng xế dật dờ trước ngõ": nỗi đau xót, nhớ thương da diết của gia đình những người nghĩa sĩ đã hi sinh, nỗi đau được cụ thể hóa nhờ những hình ảnh miêu tả, những chi tiết kể.

Thông qua bài Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, .com hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247