Tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam là một trong số ít những tác phẩm văn học lớp 11 được ôn tập cho kì thi đại học. Hiểu được điều đó, .com xin gửi đến bài soạn Hai đứa trẻ đầy đủ nhất dành cho các bạn. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
- Thạch Lam (1910 - 1942), ông là cây bút xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đoàn.
- Truyện ngắn của ông “thường không có cốt truyện, hiếm khi thừa lời thừa chữ không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách nhưng vừa giàu hình ảnh nhạc điệu vừa uyển chuyển tinh tế” - Vũ Ngọc Phan.
- Các tác phẩm chính của Thạch Lam: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tiểu luận Theo dòng, tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương - quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ
b) Bố cục
Truyện ngắn Hai đứa trẻ được chia làm ba phần:
Phần 1: Từ đầu.... cho chúng
Nội dung: Cảnh chiều tàn và tâm trạng của Liên
Phần 2: Tiếp theo... Cảm giác mơ hồ không hiểu nổi
Nội dung: Cảnh phố huyện lúc về đêm
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Cảnh chờ tàu của hai chị em Liên
Xem thêm Dàn ý phân tích Hai đứa trẻ
Phân tích Bức tranh phố huyện trong Hai đứa trẻ
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Cảnh ngày tàn:
Dấu hiệu ngày tàn
- Âm thanh tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve
- Màu sắc:
+ Chân trời phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ Màu đen của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời
⇒ Âm thanh và màu sắc gợi nỗi buồn thấm thía, cảm giác tàn lụi
- Không gian hẹp như bị chặn lại
- Từng bước chân thời gian chầm chậm bước tới chiều rồi tối
⇒ Qua ngòi bút của Thạch Lam: buổi chiều như buồn hơn, ngày tàn đến nhanh hơn, phố huyện phơi bày vẻ tiêu điều, xác sơ, mòn mỏi
Cảnh chợ tàn
- Hình ảnh chợ huyện lúc vãn: trên nền chợ đầy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía
- Những đứa trẻ nghèo nhặt rác, chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được.....
Cuộc sống và hình ảnh của người dân nơi phố huyện được tác giả miêu tả đó là:
- Mấy người bán hàng về muộn.
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống.
- Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột.
- Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm và vài ba câu đối thoại rời rạc, đứt quãng...
- Chị em Liên – cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn, tuổi chơi mà phải làm nhiệm vụ phụ giúp mưu sinh cho gia đình nhưng ngày chợ phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu, không cần tính toán cũng đủ biết lời lãi chẳng là bao.
=> Con người đủ mọi lứa tuổi, lứa tuổi nào cũng nặng gánh mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, tội nghiệp, nhàm chán và đơn điệu. Cuộc sống ấy cứ đều đều, đơn điệu, lặp đi lặp lại buồn tẻ, nhàm chán đối với người dân phố huyện. Tất cả họ đang mong đợi một cái gì đó tươi mát thổi vào cuộc đời họ.
Tâm trạng của hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được miêu tả khéo léo, tinh tế:
+ Chị em Liên cảm nhận về buổi chiều bằng những cảm giác riêng, vừa buồn, vừa gắn bó
+ Hòa hợp với thiên nhiên, hai đứa trẻ phát hiện ra biết bao sự biến thái tinh vi của nó (ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà)
+ Tâm trạng của hai đứa trẻ có sự giao cảm, hòa hợp với cỏ cây quê hương (qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu)
⇒ Hai chị em lặng lẽ quan sát những điều diễn ra ở phố huyện với cảm giác buồn mênh mang, xót xa cảm thông với kiếp người nhỏ nhoi, lay lắt trong bóng tối cơ cực
- Hình ảnh đoàn tàu trong truyện được miêu tả: Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm. Tàu xuất hiện với những toa đèn sáng trưng, với “đèn ghi xanh biếc”, với “tiếng còi xe lửa”, làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ và rồi nó xa dần rồi mất hút trong đêm tối mênh mông.Tàu được miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tàu đến và khi tàu qua.Tàu là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên:
+ Để bán hàng (theo lời mẹ dặn).
+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống.
Nghệ thuật của truyện ngắn qua ngòi bút Thạch Lam:
- Cốt truyện đơn giản như không có truyện
- Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế
- Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm
- Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng
Với bài soạn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, .com hy vọng các bạn học sinh có thể nắm được tác phẩm này dễ dàng nhất. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247