Chất thơ của truyện "Hai đứa trẻ"

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Hướng dẫn giải

   Truyện của Thạch Lam thường không có cốt truyện. Lúc nào ta cũng cảm thấy ông lặng lẽ ngắm nhìn cảnh vật và con người, đưa ra những nhận xét, những cảm nhận tinh tế, dịu dàng. Cách kể, cách tả của Thạch Lam đầy ấn tượng, ít nhiều mơ hổ, xao xác, bâng khuâng, tạo nên cái dịu buồn vương vấn. Nét đặc sắc của truyện ngắn, bút kí của Thạch Lam là chất thơ; chất thơ ấy đã tạo nên cái ý vị, cái nhã thú mà Nguyễn Tuân đã có lần nói đến.

   Cũng như "Hà Nội ba mươi sáu phố phường, "Dưới bóng hoàng lan", thì truyện "Hai đứa trẻ đểu thấm đẫm và man mác chất thơ; chất thơ của cảnh vật, chất thơ của tình ngưòi nơi phố huyện nghèo hơn sáu bảy mươi năm vể trước.

   Câu văn xuồi của Thạch Lam nhẹ nhàng, trong sáng, gợi tả và biểu cảm. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện nghèo rất điển hình cho mọi miền quê ngày trước: tiếng trống thu không, "phương tây đỏ rực như lửa cháy"; những đám mây chiều hè "ánh hồng như hòn than sắp tàn", dãy tre làng "đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve. Gió mát, "chiều êm ả như ru". Bấy nhiêu âm thanh, bấy nhiêu đường nét, màu sắc của cảnh vật đều dịu buồn, man mác bâng khuâng. Đó là chất thơ đẹp mà buồn. Đó là cái dư vị của phố huyện nghèo, nơi "phố phường tiếp giáp với bờ sông"(Tú Xương) mà nhiều người đã biết.

   Bóng tối nơi phố huyện nghèo được miêu tả và cảm nhận đầy chât thơ. Thạch Lam đã tả ngọn đèn con của chị Tí, cái bếp của bác Siêu "chiếu sáng một vùng đât cát", ngọn đèn trong cửa hàng của Liên "thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa". Chút ánh sáng le lói ấy đã tô đậm cái bóng đêm phủ dày nơi phố huyện nghèo, và đó cũng là những kiếp người lầm than, của chị em Liên, của những đứa bé lang thang trên nển chợ, là cuộc đời nghèo nàn lam lũ của mẹ con chị Tí, của gia đình bác xẩm, của bà cụ Thi "hơi điên" nghiện rượu.

   Người đọc rất thú vị cảnh bầu trời đêm, qua ánh mắt vời vợi ngắm nhìn của hai đứa trẻ. Sao đêm "lấp lánh". Đom đóm bay "là là" mang theo bao "vệt sáng". Sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông là điểm nhìn và tìm kiếm, là niềm vui thơ ngây, nhỏ nho của hai chị em Liên và An. Đỏ cũng là chất thơ của sự sống, Thạch Lam như san sẻ và chia vui cùng hai đứa trẻ.

   Chất thơ của truyện "Hai đứa trề Mà những chi tiết nói đến cuộc đòi tăm tối, lầm than của những kiếp người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo. Hình ảnh bà cụ Thi với tiếng cười "khanh khách", với cử chỉ "ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch" cút rượu ti, ra về, đi "lẩn vào bóng tối" với "tiếng cười khanh khách". Đó còn là hình ảnh bác phở Siêu, là mẹ con chị Tí, bán hàng nước và mò cua bắt tép, là gia đình bác xẩm với tiếng đàn bầu "bần bật", với hình ảnh đứa con lê la trên mạt đất. Chất thơ trong truyện "Hai đứa trẻ" là sự xót thương, sự đồng cảm của tác giả đối với những kiếp người lầm than trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chất thơ đó là giá trị nhân đạo của truyện "Hai đứa trẻ".

   Chất thơ của truyện còn là sự miêu tả một cách tinh tế tâm hồn, tâm lí của hai đứa Kẻ. An trước khi ngủ còn dặn chị đánh thức dậy khi chuyến tàu đêm chạy qua. Liên tự bào về cái dây xà tích vì chị cảm thấy mình là một cô gái đã "lớn và đảm đang". Chỉ bái mùi âm ẩm của đất cát mà Liên cảm nhận đó là mùi vị của quê hương. Tâm trạng bủa Liên cố thức đợi chuyến tàu đêm chạy qua đâu chỉ để bán hàng mà còn là để mơ tưởng "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo", là để sống lại những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu: bố còn đi làm, mẹ có nhiều tiền Liên được đi chơi Bờ Hổ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.

   Có thể nói, chất thơ của truyện "Hai đứa trẻ" là giá trị nhân đạo sâu sắc thức tỉnh Ihồn người những kiếp sống lầm than. Chất thơ ấy vừa tạo nên màu sắc lãng mạn và inội dung hiện thực truyện "Hai đứa trẻ một tác phẩm kết tinh phong cách nghệ thuật của Thạch Lam về truyện ngắn vậy.

Copyright © 2021 HOCTAP247