Đề bài: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù
-Trình bày những nét tiêu biểu nhất về tác giả Nguyễn Tuân: Một nhà văn tài hoa uyên bác
-Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù và cảnh cho chữ: Chữ người tử tù là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân và cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngăn này
1.Hoàn cảnh diễn ra cảnh cho chữ
-Vị trí: Cuối tác phẩm
-Hoàn cảnh: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao phải ra pháp trường chịu án chém
2.Nội dung cảnh cho chữ:
• Cảnh cho chữ diễn ra trong:
-Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
- Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...
•Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" :
- Thông thường, việc cho chữ, xin chữ thường được diễn ra ở những nơi thanh cao; ở đây lại diễn ra trong buồng giam tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
+ Người cho chữ: Huấn Cao- người tử tù sắp chịu án chém, bị mất tự do lại nổi bật và đẹp đẽ, hiên ngang dậm tô nét chữ vuông tươi tắn ⇒ trở thành người nghệ sĩ.
+ Người nhận chữ: viên quản ngục- một người ngày thường nắm quyền cai quản tù nhân trong tay nay khúm núm, kính cẩn thu những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ
- Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau: trong cảnh có sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị...một cách gay gắt để làm nổi bật bức tranh bi hùng, đó là sự đối lập giữa: Ánh sáng - bóng tối, cái thiện- cái ác, cái đẹp- cái xấu xa, cái cao cả- cái thấp hèn, tự do- ràng buộc, thơm tho( mùi mực)- ẩm mốc( mùi nhà giam phân chuột, phân gián)
⇒ Tất cả những lí do trên đã làm nên “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
•Huấn Cao khuyên quản ngục thay chốn ở (khuyên về nhà quê) rồi hãy nghĩ tới việc chơi chữ bởi nếu cứ tiếp tục ở chốn "lao xao" thì sẽ " khó giữ thiên lương cho lành vững" .
⇒ Sâu xa hơn việc cho chữ chính là bài học về lẽ sống rất chân thành.
•Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.
3.Nghệ thuật xây dựng cảnh cho chữ
- bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa
- nghệ thuật đối lập
- khả năng dựng cảnh và tài năng ngôn ngữ tài tình
- nhịp văn chậm rãi càng làm cho những câu, chữ ấy thấm sâu hơn vào lòng độc giả.
4.Ý nghĩa cảnh cho chữ
-Giữa chốn ngục tù tàn bạo, chính người tử tù lại là người làm chủ.Nhưng nhìn sâu xa hơn,trong khoảnh khắc ấy, cả hai dường như rũ bỏ mọi sự ràng buộc lễ giáo để trở thành những tâm hồn tri kỉ, đồng điệu.
- Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm đượcthể hiện sâu sắc , đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác...
-Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.
⇒ Đoạn văn thể hiện sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
-Khẳng định lại đây là cảnh tượng tiêu biểu nhất làm nên thành công của tác phẩm
Copyright © 2021 HOCTAP247