Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ -  Nguyễn Tuân.

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả.

– Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông là một nhà văn có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp văn học ở thế kỉ XX.
– Ông là một nghệ sĩ tài hoa, ông có một phong cách viết độc đáo, phong cách của ông tạo cho ông một cái riêng biệt không giống ai chính vì vậy đã tạo cho ông một phong cách riêng biệt và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp văn học của mình.
– Ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong đó có bài truyện ngắn chữ người tử tù, vang bóng một thời…

2. Tác phẩm.

– Chữ người tử tù là truyện ngắn được in trong tập vang bóng một thời, trong bài đã nói về một người tài hoa nhưng lại mang một số phận tù đầy những trong ngục tù cái đẹp vẫn nảy sinh mà không hề bị mất đi.

3. Bố cục:

Gồm 3 phần:

II. Tìm hiểu tác phẩm.
1. Nhân vật Huấn Cao.

– Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa nhưng lại đang phải chịu cảnh ngục tù, ông phải chịu tội tử hình, hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa hiện lên thật hiên ngang và hùng vĩ nó làm khuấy động cả một thế giới nhỏ bé trong ngục tù.

– Hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa được thể hiện thật sâu sắc, tài năng của ông được miêu tả: Chữ vuông vắn, tài năng viết chữ thì không có ai sánh bằng, những gì ông viết ra được coi là vật báu ở trên đời.

– Huấn Cao là người biểu tượng cho cái đẹp để làm nổi bật thêm hình tượng người nghệ sĩ Huấn Cao, chữ ông viết được miêu tả sinh động như rồng bay…

– Nhiều hình ảnh sinh động khác cũng được thể hiện trong bài viết nó mang một đặc trưng nhất định đối với những hình tượng quen thuộc ở đây người nghệ sĩ này đã viết ra bằng chính những tài năng và tâm huyết của mình.

– Trong ngục tù tăm tối những người nghệ sĩ này không sợ cái chết khí phách hiên ngang vẫn được thể hiện thật sâu sắc, coi thường cái chết, đã sỉ nhục những bọn tiểu nhân tầm thường, khi quản ngục mang rượu đến ông vẫn nhận và vẫn mắng quản ngục.

– Với cương vị là một tên tù phải chịu cảnh tử hình nhưng ông vẫn rất hiên ngang, ông vẫn ung dung và sống tốt những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, cho dù ông có chết những cái đẹp của ông vẫn còn được lưu truyền mãi, những tác phẩm của ông là một kiệt tác trên cuộc đời này.

– Một người tài hoa như ông sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp, trong nhưng người cai ngục ông đã phát hiện ra viêm quản ngục cũng rất yêu cái đẹp trong cái ngục tù tăm tối đó vẫn xuất hiện những người biết yêu cái đẹp.

2. Nhân vật quản ngục.

– Là một viên quản ngục những ông lại có một tấm lòng biết yêu thương cái đẹp, khi gặp Huấn Ca một người nghệ sĩ tài hoa ông đã khép nếp khiêm nhường và kính trọng một người tài năng và đức độ.

– Ông đau đớn về số phận của Huấn Cao khi ông phải mang tử hình, ông đã khép nếp và xin chữ của Huấn Cao, hiểu được tấm lòng của viêm quản ngục Huấn Cao đã cho chữ.

– Khi Huấn Cao cho chữ thì quản ngục đã cảm động khép nép, tay run run, ông không ngờ là mình xin được chữ.

– Ông là một hình tượng yêu cái đẹp, một con người biết yêu thương và ông luôn luôn coi trọng và biết khiêm nhường trước cái đẹp.

3. Cảnh cho chữ.

– Huấn cao hiểu được tấm lòng của quản ngục nên đã quyết định cho chữ, cnahr cho chữ diễn ra vào ban đêm, trong ngục tù tăm tối.

– Trong một thân hình bị xích trói nhưng Huấn Cao vẫn viết lên những chữ như phượng hóa rồng bay, nó trang trọng và có những ảnh hưởng lớn lao tới những hình ảnh đó.

– Người tử tù trong một tình huống éo le nhưng cảnh cho chữ vẫn diễn ra và thể hiện một hình ảnh rất sinh động về sự yêu cái đẹp.

– Sự đối diện với những hình ảnh ở ngục tù, trong căn phòng tối om nhưng đối diện với những tờ giấy trắng tinh mực tàu, thể hiện cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu.

– Cái đẹp có thể chiến thắng và chế ngự cái xấu, nó luôn tồn tài và phát triển một cách đồng điệu và ngày càng phát triển thể hiện được dù trong ngục tù tăm tối những cái đẹp vẫn nảy sinh và phát triển.

– Một người nghệ sĩ tài hoa vẫn được tỏa sáng trong cảnh ngục tù đó, thể hiện được một điều rằng cái đẹp luôn chiến thắng cái ác và trong điều kiện gì thì cái đẹp vẫn nảy sinh.

– Trong hình tượng đó cái đẹp và cái xấu đã đan xen với nhau nhưng không hòa trộn vào nhau, Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp, quản ngục là một người có tâm hồn trong sáng.

Copyright © 2021 HOCTAP247