Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,... và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo. Hãy .com tìm hiểu rõ hơn qua bài Phân tích nhân vật chí phèo của nhà văn Nam Cao dưới đây
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán viết về số phận người nông dân ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố với chị Dậu, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan với anh Phan,... và không thể không kể đến Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam. Trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Chí Phèo.
Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện, là đứa con hoang bị bỏ rơi lúc mới lọt lòng. Chí được một bác phó ciu mang đưa Chí về nuôi rồi đến khi bác phó chết, Chí không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, suốt ngày đi ở cho nhà này rồi sang nhà khác, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian Chí Phèo đén làm canh điền cho nhà Bá Kiến, Chí được mọi người khen là hiền như đất, dù không được học hành nhưng Chí phân biệt đúng sai, phải trái khi ở trong nhà Bá Kiến. Mỗi lần bị mụ vợ Bá Kiến gọi vào bắt bóp chân, Chí "chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì", Chí hiểu được đâu là tình yêu, đau là sự dâm đãng đáng khinh rẻ. Cũng như bao nhiều khác, Chí cũng mơ về một cuộc sống gia đình ấm áp nơi “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nhưng rồi tất cả bị vùi dập và cuộc đời Chí trượt theo vết dài khi Chí bị Bá Kiến đẩy vào con đường tù tội chỉ vì sựu ghen tuông bạo chúa, bị kịch của cuộc đời Chí Phèo cũng bắt đầu từ đó.
Chí Phèo như một con quỷ dữ say khi ra tù
Ngày Chí ra tù với sự biến dạng nhân hình, sự tha hóa nhân cách đến méo mó dị dạng. Chí từ một thanh niên khỏe mạnh, hiền lành, trở thành một đứa “đặc như thằng săng đá”, với “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng, cái mặt câng câng, con mắt gườm gườm". Mọi người nhìn Chí như một con quỷ trong làng, Chí bị mọi người xa lánh, đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Chí ngụp lặn trong những cơn say miên man, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, cậy cái say nó đi đập đầu, rạch mặt, chửi bới, ăn vạ, dọa nạt mọi người. Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, bon chen, chèn ép con người đến nghẹt thở, Chí Phèo không sống hiền lành, nhẫn nhục như ngày xưa được nữa. Hắn lì lợm, hung dữ, tàn bạo vì thế nên chỉ sau những lời dụ dỗ của tên địa chủ lọc lõi như Bá Kiến,, Chí đã trở thành một tay đòi nợ thuê, chém giết thuê, nó làm mọi thứ mà không sợ một ai. Chí đã làm theo mưu đồ của cha con nhà Bá Kiến là “Lấy thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò”. Dường như Chí của ngày xưa chết hẳn rồi, Chí của bây giờ không khác gì con quỷ dữ, một linh hồn quỷ đang tàn phá trong con người Chí Phèo.
Dường như qua từng chi tiết càng bộc lộ rõ hơn bản chất, bộ mặt của xã hội ngày xưa- một xã hội vô nhân đạo với những con người sống không có tình người, một xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi nó với cái tên khinh nhược là "chó đểu". Nơi mà những tên địa chủ nhưu Bá Kiến nắm hết mọi quyền lực, thậm chí họ còn quyết định được sự sống của người khác, khi mạng sống con người không được bảo đảm.
Tưởng Chí Phèo cứ mãi đi theo, trượt dài trong bi kịch cuộc đời mình nhưng nhà văn Nam Cao đã không làm thế, ông vẫn tin tưởng sâu thẳm trong phần con của Chí vẫn tồn tại chất người. Và dường như phần người của Chí được thể hiện khi gặp được đúng người cảm thông, dang rộng vòng tay với Chí. Đó là lúc Chí gặp Thị Nở- một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn của làng Vũ Đại. Qua cái đêm định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở, thức dậy vào sáng sớm Chí như được hồi sinh. Có lẽ lần đầu tiên từ khi ra tù trở về, Chí mới lắng nghe "tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá". Lần đầu Chí ý thức về tuổi tác, bản thân mình "đã già mà vẫn còn cô độc". Dường như lý trí và lương tâm được đánh thức bừng sáng trong con người Chí. Một con người đâm thuê, chém mướn không biết sợ, không chút suy nghĩ tưởng chừng như sống không tình, không người nhưng Chí đã xúc động rưng rưng nước mắt khi bưng trên tay bát cháo hành tỏa nồng hơi ấm. Chính bàn tay, chính tình người của người phụ nữ xấu xí đã cứu vớt một con người tha hóa thức tỉnh, đánh thức phần người trong Chí thức dậy. Chí Phèo khao khát hoàn lương- trở về với hòa nhập với xã hội, với cộng đồng. Hắn mang một lòng tin rằng chính Thị sẽ là người mở đường cho hắn. Chưa bao giờ ước muốn, khao khát muốn được làm người lương thiện lại mãnh liệt, mạnh mẽ trong Chí đến thế.
Chí Phèo - Thị Nở
Nhưng hiện thực vẫn là hiện thực, trong cái khung cảnh, tư tưởng lúc bấy giờ Nam Cao không thể rời thực tế mà bỏ mặc những định kiến cổ hủ lạc hậu được. Khao khát hoàn lương chưa kịp thực hiện, một lần nữa Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người bởi lời nói của bà cô của Thị Nở “Trai làng đã chết hết hay sao mà đi đâm đầu lấy một thằng không cha, lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Những lời định kiến của làng xã, những lời nói của bà cô đưa Thị Nở đến từ chối khát vọng hoàn lương và hạnh phúc của Chí Phèo. Trong cơn nửa say nửa tình, cố níu mà không thể giữ, Chí Phèo trở thành một kể đáng thương và tội nghiệp. Thị Nở quay lưng bước đi cũng chính là lúc cánh cửa hoàn lương của Chí đóng sập lại. Chí lại ngập trong cơn say và tìm đến kẻ đã đẩy Chí thành một người thân tàn ma dại để trả thù và cũng kết liễu luôn đời mình. Chết là cái kết quá đau thương nhưng nếu sống mà làm con quỷ dữ trong cái xã hội đầy nhơ nhuốc ấy thì cái chết chắc sẽ là cách giải quyết tót nhất. Đó là cái chết để bảo toàn lương tri, lương tâm, cái chết thức tỉnh cả một xã hội phong kiến cổ hủ để rồi câu nói "Ai cho ao lương thiện?" vang vọng và ám ảnh mãi không nguôi. Đúng là một bi kịch quá đau lòng đối với người nông dân trong xã hội đầy rẫy bất công.
Để làm nên một "Chí Phèo" thành công và vang bóng đến tận hôm nay ngoài nội dung, ý nghãi của tác phẩm còn phải kể đến sự thành công trong việc xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, vận dụng đối thoại, độc thoại phù hợp để bộc lộ được hết thông điệp nahf văn muốn gửi gắm. Ngòi bút hiện thực Nam Cao đã đưa đến cho người đọc những dòng cảm xúc chân thực nhất, phải chăng vì thế mà khi nhắc đến Nam Cao thì Chí Phèo sẽ làm người ta gợi nhớ dầu tiên.
Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong trang văn của Nam Cao giúp ngwuowif sau hiểu được phần nào cuộc sống cơ khổ, chà đạp, hủy hoại con người đến tận cùng. Qua đó thể hiện được tên tuổi, ngòi bút tài hoa của nhà văn Nam Cao.
Copyright © 2021 HOCTAP247