Đề bài: Phân tích quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
-Đôi nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
-Trong tác phẩm, quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo được ngòi bút Nam Cao tập trung khắc họa một cách chân thực và rõ nét
1.Sơ lược về nhân vật Chí Phèo trước khi bị tha hóa
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có
- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:
+ Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm ăn chân chính
+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…⇒ Chí Phèo là một người lương thiện.
+ Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức về nhân phẩm.
2.Quá trình bị tha hóa
- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:
+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
- Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm”
⇒ Sự tha hóa về nhân hình
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến
⇒ Sự tha hóa về nhân tính
- Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến
⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực
3.Quá trình thức tỉnh
a.Sự thức tỉnh sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở
-Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
+ Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒Cuộc gặp với Thị đã làm Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
-Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
-Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, đã thực sự “tỉnh” để yêu, để hi vọng, để mong ước
b.Từ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đến sự thức tỉnh nhận rõ kẻ thù
-Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, nởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn: Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng
-Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
- Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
-Câu hỏi: “Ai cho tao lương thiện”: thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất nhưng cũng là đau đớn nhất, Chí Phèo nhận ra rằng mình mong muốn trở về thành người lương thiện nhưng không thể nào được nữa
⇒Hành động tự kết liễu thể hiện sự thức tỉnh rõ ràng nhất và cũng đau đớn nhất
-Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo: nghệ thuật khắc họa tâm lí, bút pháp hiện thực…
-Liên hệ trình bày cảm nhận bản thân
Copyright © 2021 HOCTAP247