Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Hầu Trời - Tản Đà Soạn bài Hầu trời của Tản Đà - Ngữ văn lớp 11 tập 2

Soạn bài Hầu trời của Tản Đà - Ngữ văn lớp 11 tập 2

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài thơ Hầu Trời của nhà thơ Tản Đà, .com xin gửi đến các bạn bài soạn Hầu trời đầy đủ và ngắn gọn nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tản Đà (1889 - 1939), quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Đạt, tỉnh Sơn Tây, nay là Ba Vì, Hà Nội

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XX và được Hoài Thanh nhận xét là "người của hai thế kỉ" vì ông là gạch nối giữa hai thời kì của dân tộc: Văn học trung đại - Văn học hiện đại

- Thơ của Tản Đà mang đậm màu sắc trữ tình, lãng mạn, vừa phóng khoáng, vừa ngông nghênh, lại cảm thương, ưu ái

- Các tác phẩm chính: Khối tình con I, II (thơ – 1916, 1918), Giấc mộng con I, II (truyện phiêu lưu viễn tưởng – 1916, 1932), Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ (luận thuyết – 1918), Còn chơi (thơ và văn xuôi – 1921), Thơ Tản Đà (1925), Giấc mộng lớn (tự truyện – 1928),...

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Hầu trời in trong tập Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921.

b) Bố cục

   Bài thơ được chia làm ba phần:

Phần 1: Khổ thơ đầu

Nội dung: Giới thiệu về chuyện lên hầu trời

Phần 2: Tiếp theo... chợ Trời

Nội dung: Thi nhân ngâm thơ cho trời và chư tiên trên thiên đình nghe

Phần 3: Còn lại

Nội dung: Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời

hầu trời

Xem thêm Cái tôi độc đáo của Tản Đà qua Hầu trời

Phân tích Hầu trời

II. Tìm hiểu chi tiết

   Trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa đầy đủ nhất

Câu 1 (Trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

   Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”

"Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên - sướng lạ lùng!"

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật. Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường "Chẳng hoảng hốt, không mơ màng" và câu chuyện có vẻ là thật. 

Điệp từ "Thật" được nhắc lại tới 4 lần như khẳng định sự chân thật, chính xác của câu chuyện mà tác giả sắp kể. Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”, cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc.

Câu 2 (Trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

  • Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

"Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi"

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

   Tản Đà là một người rất "ngông" khi dám lên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình. Bởi lẽ, ông là một nhà thơ biết ý thức về tài năng, dám đường hoàng bộc lộ cái "tôi" cá thể cho trời và trư tiên biết. Tản Đà trong văn chương thường biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình, điều này cũng giống như phong cách văn chương của Nguyễn Tuân vậy. Ta thấy được ở đó niềm khao khát chân thành trong tâm hồn những người nghệ sĩ.

  • Thái độ của trời và trư tiên khi nghe thơ

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

 "Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

       Văn trần được thế chắc có ít!

       Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!"

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

 "Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

       Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

       Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng

       Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay"

+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn trần gian khi con người bị rẻ rúm, không được coi trọng thì nhà thơ không thể có được một người bạn tri âm, tri kỉ của mình

- Sự ngông nghênh, tự cao, tự đại của Tản Đà được thể hiện rất rõ qua giọng kể chuyện của ông.

Câu 3 (Trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

    Đoạn thơ có yếu tố hiện thực trong bài thơ:

       "Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó

       Trần gian thước đất cũng không có

       ...

       Sức trong non yếu ngoài che rấp

       Một cây che chống bốn năm chiều."

Đây là một bức tranh chân thực về cuộc đời của Tản Đà và những người sĩ phu khác trong xã hội phong kiến. Đó là cuộc sống nghèo khổ, cơ cực, chẳng có đủ cái ăn, cái mặc, dù có là những người có học, được học hành tử tế nhưng cũng không tránh được cái bất công của thời đại. Chính vì ở mặt đất không thỏa mãn được nhu cầu đó cho nên Tản Đà mới lên tận trên trời để giãi bày ước mơ của mình.

Dù Tản Đà lên trên trời để bày tỏ nỗi lòng mình nhưng thực chất ông vẫn không hề thoát li khỏi cuộc sống trần thế, cuộc sống thực tại. Ông chỉ bày tỏ niềm mơ ước chưa thực hiện được, song thơ của Tản Đà vẫn có những nét lãng mạn, bay bổng và gắn liền với đời sống.

Câu 4 (Trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

   Nghệ thuật của bài thơ Hầu trời:

- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, một thể thơ không bị theo một khuôn khổ, quy tắc nào

- Nhà thơ kể chuyện bằng giọng hóm hỉnh, hài hước

- Sử dụng những từ ngữ quen thuộc, gây cười và rất có duyên

- Toàn bộ bài thơ là mạch cảm xúc tự do, tự tại

Thông qua bài soạn Hầu trời của nhà thơ Tản Đà, .com hy vọng các bạn sẽ có thêm một tài liệu tham khảo hữu ích để học và tìm hiểu về tác phẩm này. Chúc các bạn học tốt!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247