Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Hầu Trời - Tản Đà Phân tích Hầu trời của Tản Đà hay nhất- ngữ văn lớp 11

Phân tích Hầu trời của Tản Đà hay nhất- ngữ văn lớp 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích Hầu trời của Tản Đà hay nhất

      Hầu trời là một trong những bài thơ được in trong tập “Còn chơi” của Tản Đà được xuất bản vào năm 1921. Bài thơ là một câu chuyện được tác giả tưởng tượng ra và kể lại về chuyến hầu trời. Để hiểu rõ hơn về bài thơ, hãy cùng đến với bài phân tích Hầu trời chi tiết nhất được chia sẻ qua bài viết dưới đây!

Phân tích Hầu Trời của Tản Đà

Phân tích Hầu Trời của Tản Đà chi tiết nhất

Bài làm phân tích Hầu trời - Tản Đà chi tiết

      Tản Đà là một cây bút mở đầu cho trào lưu thơ mới của lịch sử văn học Việt Nam. Những áng văn thơ của ông đã mang đến những góc nhìn mới đầy độc đáo và làm xao động cả giới văn đàn. Trong đó, bài thơ Hầu Trời là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nét cá tính sáng tác của Tản Đà. Tác phẩm đã nói lên sự ngông nghênh của một cái tôi khác biệt qua câu chuyện tưởng tượng về một chuyến đi hầu trời.

Câu chuyện Hầu trời tưởng mộng lại như thật

                                              " Đêm qua chẳng biết có hay không,

                                              Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

                                              Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

                                              Thật được lên tiên – sướng lạ lùng,”

      Lời thông báo về chuyện “được lên tiên - sướng lạ lùng” nghe như chuyện bịa mà vẫn mang lại cảm giác tự nhiên qua cách dẫn dắt đặc biệt của thi sĩ. Ông tự đặt ra nghi vấn nhưng lại khẳng định mình chẳng hoảng hốt, cũng không mơ mòng cùng bốn cái thật được thể hiện bằng biện pháp điệp từ dường như đang thuyết phục người đọc tin vào câu chuyện có phần hoang đường này.

Xem thêm:

Phân tích cái ngông của Tản Đà trong Hầu Trời

Soạn bài Hầu Trời của Tản Đà

      Cái lý do được lên tiên cũng thật lạ lùng qua lời trình bày của Tản Đà. Vào lúc đêm khuya thanh vắng, khi thứ đã bị bao phủ bởi bóng đêm cùng ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng sáng lúc canh ba, tác giả nằm buồn một mình nên ngồi dậy đun nước cho khuây khỏa.

      Đang ngâm nga văn thơ thì bỗng thấy hai cô tiên giáng trần vì tiếng ngâm thơ vang đến cả sông Ngân Hà khiến Trời chẳng thể ngủ được, vì thế đã mời thi nhân lên đọc thơ cùng nghe qua. 

                                               “Trời nghe hạ giới ai ngân nga

                                              Tiếng ngân vang cả sông Ngân Hà

                                              Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng

                                              Có hay lên đọc, Trời nghe qua”

Phân tích Hầu trời qua những câu thơ thể hiện tài năng của Tản Đà 

Phân tích Hầu Trời của Tản Đà chi tiết- CungHocVui

Phân tích Hầu Trời của Tản Đà chi tiết- CungHocVui

      Câu chuyện khó tin qua lời kể hóm hỉnh của Tản Đà ấy lại hấp dẫn người đọc đến lạ. Sự tiếp đón nồng nhiệt của thiên giới khiến thi nhân hăng say thể hiện tài năng của mình. Không chỉ riêng Tản Đà tự nhận thức được tài năng của mình, mà các sự chư tiên ai nấy đều cảm thấy thán phục, vui sướng và hạnh phúc.

      Những lời tán dương của các vị chư tiên sử dụng hàng loạt những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, tinh khôi nhất đã một lần nữa khẳng định tài năng thiên phú của thi sĩ. Đồng thời, ta như cảm nhận niềm say mê ngưỡng mộ của họ trước nhà thơ.

                                              “ Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

                                              Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

                                              Êm như gió thoảng, tinh như sương

                                              Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết.”

      Phải chăng, chính sự yêu thích văn chương cùng lòng ngưỡng mộ người tài đã xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thế với những người nhà Trời? Hay chính cái hay, cái đẹp trong văn thơ đã kết nối tâm hồn nghệ sĩ bằng sợi dây vô hình, để rồi chẳng còn sự phân biệt giữa người trần với người Trời, giữa bề trên với bề tôi? 

Xem thêm:

Trí tường tượng phóng túng và tầm lòng ưu ái của Tản Đà qua Hầu Trời

Đọc hiểu bài thơ Hầu Trời của Tản Đà

Phân tích Hầu Trời để thấy cá tính riêng cùng cái nhìn thời đại của Tản Đà

      Qua phân tích Hầu trời, người đọc có thể hiểu hơn về cá tính của Tản Đà. Ông là một người tự tin, hãnh diện và tự đánh giá được tài năng cũng như giá trị của chính mình. Nhưng cũng chính trong cảnh tiên giới này, sự cô đơn, lạc lõng với cõi trần thế của ông mới dần được bộc lộ?

      Ông cũng đang khao khát tìm được tri âm tri kỷ, người có thể lắng nghe và thấu hiểu những nỗi niềm tâm tư của ông. Hay đây chính là nỗi niềm chung của vô vàn người nghệ sĩ đương thời, để sống thật với đam mê của mình, họ đã phải trả giá bằng một cuộc sống cô độc, không người đồng cảm?

Cái riêng của Tản Đà được thể hiện qua bài thơ- CungHocVui

Cái riêng của Tản Đà được thể hiện qua bài thơ

      Khi phân tích Hầu trời, ta thấy ông không chỉ phô ra tài năng của mình, mà còn đem những lời tâm sự thường ngày giấu kín ra chia sẻ cùng Trời và các vị chư tiên:

                                               “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

                                              Trần gian thước đất cũng không có”

      Cái Tản Đà có chỉ là một tâm hồn thi nhân cũng tài năng nghệ thuật. Nhưng mà đam mê của ông lại bị o ép bởi tại nơi hạ giới, văn chương là thứ rẻ mạt đến lạ thường. Người yêu nghệ thuật, yêu con chữ chỉ có thể ngậm ngùi sống đời nghèo nàn, thậm chí bị coi khinh. Qua câu thơ dạt dào cảm xúc cùng sự ngậm ngùi trước cuộc đời trọng vật chất mà bỏ qua những giá trị đẹp đẽ của văn chương, Tản Đà như đang tự thương cho chính mình, cũng chính là đang tự an ủi chính mình và những văn sĩ đương thời.

      Từ đó, cái “ngông” rất riêng, rất đậm cá tính Tản Đả như bộc lộ trước độc giả. Ông là người tự tin, kiêu hãnh khi ý thức được giá trị của chính mình, đồng thời, ông cũng là một thi sĩ có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.

Xem thêm: 

Cảm nhận lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu

Phân tích 13 câu đầu bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Kết bài Phân tích hầu trời Tản Đà

      Với việc sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên kết hợp cùng ngôn ngữ trong sáng, giọng điệu hóm hỉnh, tự nhiên, Tản Đà đã thành công trong việc bộc lộ cái tôi rất riêng cùng những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo. Đó là một cái tôi rất “ngông”, rất phóng túng và khao khát được công nhận, được thể hiện giá trị của bản thân trước cuộc đời.

      Đó là mẫu bài phân tích Hầu trời chi tiết mà các em học sinh có thể tham khảo, CungHocVui hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các em có những cái nhìn sâu sắc hơn về cá tính thơ Tản Đà thể hiện qua tác phẩm Hầu trời.

Copyright © 2021 HOCTAP247