Phân tích bài thơ vội vàng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Nhắc đến Thơ mới - nơi những cảm xúc muôn hình muôn vẻ, muôn cung nghìn bậc, chúng ta sẽ nhớ đến tên tuổi của các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính,.. và không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Xuân Diệu được xem là một trong ba đỉnh cao của nền thơ mới với một hồn thơ "Thiết tha, rạo rực, băn khoăn". Bài thơ "Vội vàng" là bài thơ chứa đựng tất cả những cung bậc cảm xúc ấy, một bai thơ "rất Xuân Diệu". Hãy để .co giúp các bạn tìm hiểu thêm qua bài Phân tích bài thơ vội vàng dưới đây. 

Bài thơ Vội Vàng- Xuân Diệu

Bài thơ Vội Vàng- Xuân Diệu

Phân tích bài thơ vội vàng

    Nhắc đến Thơ mới - nơi những cảm xúc muôn hình muôn vẻ, muôn cung nghìn bậc, chúng ta sẽ nhớ đến tên tuổi của các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính,.. và không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Xuân Diệu được xem là một trong ba đỉnh cao của nền thơ mới với một hồn thơ "Thiết tha, rạo rực, băn khoăn". Bài thơ "Vội vàng" là bài thơ chứa đựng tất cả những cung bậc cảm xúc ấy, một bai thơ "rất Xuân Diệu".

   "Vội vàng" được mở đầu bằng bốn câu thơ rất tình, cái tôi lãng mạn được bộc lộ một cách độc đáo

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Ngay từ những vần thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã chủ động bày tỏ lòng mình qua cụm từ "tôi muốn". Không mong ước cao sang, xa vời mà nhà thơ mong ước một ước muốn rất đời thường "tắt nắng', 'buộc gió". Xuân Diệu muốn tắt nắng đi để màu không nhạt, muốn buộc gió để hương không bay đi - đó là những ước muốn phi thực tế như muốn quyết định sự vận động của tạo hóa của nhà thơ. Với nhịp điệu nhanh, cách gieo vần nhịp nhàng, điệp cấu trúc câu làm cho 4 câu thơ đầu đầy hứng khởi của một tâm hồn tràn đầy sức sống, tươi mới.

   Với con mắt yêu đời, yêu cuộc sống, Xuân Diệu đã vẽ ra một khung cảnh dưới mặt đất như một thiên đường với ánh sáng, âm thanh tràn ngập nhiều sắc màu

Của ong bườm này đây tuần tháng mật

Ngày đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Đó là một bức tranh mùa xuân đầy màu sắc, tinh khôi, mới mẻ và tình tứ. Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, màu của sự sinh sôi phát triển, mùa của hạnh phúc. Và khung cảnh khu vườn mùa xuân dưới ngòi bút của nahf thơ Xuân Diệu ngập đầy đủ những hương vị của màu xuân như thế. Mùa xuân trong bài thơ "vội vàng" có ong bướm rộn ràng, những đóa hoa đua nhau khoe sắc, chim yến, chim anh ganh nhau khoe tiếng hót. Kết hợp với điệp từ "này đây" đươc lặp lại nhiều ần như tiếng reo vui đầy ngạc nhiên của nhà thơ vì liên tiếp tìm ra những vẻ đẹp kì lạ trong cuộc sống. tất cả đều gợi ra một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sự sống, dạt dào sắc xuân.

    Nhưng có lẽ ấn tượng nhất trong đoạn thơ này là câu thơ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". "Tháng giêng" là tháng đầu tiên, khởi đầu của một năm, khởi đầu của màu xuân- mùa của sự tươi mới là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống. Hình ảnh "cặp môi gần" gợi làn môi tươi hồng vừa quyến rũ, vừa mời gọi. Nếu các nhà thơ khác lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp thì Xuân Diệu lại chọn con người giữa màu xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn, chính con người mới là trung tâm của sự so sánh. Đây có lẽ là một sự thay đổi lớn về quan điểm thẩm mỹ nên vì thế tháng Giêng tràn đầy sức sống, mơn mởn tươi hồng như cặp môi người thiếu nữ.

    Xuân Diệu là một nhà thơ tinh tế, với sự cảm nhận nhạy bén trước sự vận động của thời gian, đất trời vì vậy ông luôn khao khát, ham muốn vội vàng để không bỏ lỡ những điều tú vị trong cuộc sống

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Bằng sự nhạy cảm của chính mình, ông nhìn thấy những cái đương qua trong cía đương tới, cái sẽ già ngay trong cái còn non. Nếu cảm nhận sâu hơn thì người đọc có thể thấy trong đó chính alf tình yêu cuộc sống, yêu đời một cách mãnh liệt của nhà thơ. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, con người càng hối tiếc thời gian và năm tháng tuổi trẻ trôi qua bấy nhiêu. Với Xuân Diệu cái đẹp nhất trong cuộc đời chính là tình yêu và tuổi trẻ. Nỗi ám ảnh và hối thúc về sự vô tình của thời gian còn làm cho ta suy nghĩ về một nhân thức về nhân sinh cao cả. Cuộc đời vô thủy vô chung, thời gian cũng vậy cứ trôi mãi mà không đợi chờ một ai và tuổi trẻ chẳng bao giờ quay lại. Chân lí ấy nhưu một bước tiến vượt bậc trong tư tưởng, nấu ngày xưa nguwoif ta nghĩ rằng cuộc đời con ngwuowif là một vòng tuần hoàn về kiếp luân hồi thì Xuân Diệu đã có nhứng nhận thức đúng đắn hơn về đời người. Con nguuwoif chỉ đi qua một lần tuổi trẻ vì vậy hãy sống và cháy hết mình đừng bao giờ để thời gian trôi qua một cách lãng phí

    Trước dòng đời xuôi ngược, Xuân Diệu nhìn đâu cũng chỉ thấy chia cách, ly biệt 

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng buồn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…

Tháng năm với mùi vị chia phôi. Cả doạn thơ là một cảm giác man mác bâng khuâng, ngậm một nỗi tiếc nuối bùi ngùi. Núi sông thì buông lời tiễn biệt, gió chim thì đều mang nỗi sự bay đi. Dường như quy luật cuộc sống có lúc sinh sôi, nảy nở thì cũng sẽ đến lúc phai tàn. Đến nỗi nhà thơ phải thốt lên rằng "Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa..." để rồi ngay sau đó là lời giục giã "Mau đi thôi. Màu chưa ngả chiều hôm".  Đây là lời giục giã sống vội vàng, sống sao cho có ý nghĩa khi còn trẻ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh

    Cảm xúc của nhà thơ thay đổi liên tục, sau những ngậm ngùi, tiếc nuối trước sự phôi phai của thời gian thì nhà thơ lại bộc lộ một khao khát mãnh liệt hơn nữa về sự tận hưởng, tận hiến với cuộc sống

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Ba chữ "ta muốn ôm" thể hiện sự chủ động, sẵn sàng cũng như có cả sự vội vàng, gấp gáp ở đó. Nếu nhưu ở những khổ thơ đầu, tác gải xưng "tôi" để bộc bạch, giãi bày tâm trạng thì ở khổ thơ cuối tác giả lại xưng "ta". Xuân diệu muốn ôm giữ tất cả những vẻ đẹp, những xanh tươi của tuổi trẻ, của tất cả những gì cuộc sống đang diễn ra.mức độ giao cảm dần mãnh liệt hơn từ ôm, riết đến say, thâu đên sau cùng là cắn.  Câu thơ cuối bài như một sự sáng tạo đặc biệt, tạo cảm giác mạnh như một nốt vĩ thanh vút lên ở cuối bài trong một thi phẩm tràn trề cảm xúc cảm giác: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. “Xuân hồng” vừa gợi màu, vừa gợi vị, vừa đập vào thị giác, vừa tác động đến cảm giác. Nhà thơ đã hữu hình hóa cái vô hình, coi xuân hồng như phần tươi ngon nhất của cuộc đời. Vì thế mà trái tim yêu của Xuân Diệu như muốn rộng ra ôm hết cả vũ trụ. Tất cả đều thúc đẩy một quan niệm sống vồ vập, cuống quýt, hối hả. Đừng đứng đợi thời gian mà hãy sống và cống hiến hết mình vì thời gian cứ trôi đi không đợi bất kì một ai nhất là tuổi trẻ- cái tuổi đẹp nhất cuộc đời. 

     "Vội vàng" xứng đáng là một tuyệt tác của đời thơ Xuân Diệu, là bài thơ hay của nền thơ mới, là một kiệt tác của tuyệt phẩm của mọi thời đại. 

 

 

   Mong rằng bài viết phân tích bài thơ vội vàng của Cunghovui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!   

Copyright © 2021 HOCTAP247