Đề bài:Bình giảng bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu
Bài làm
Xuân Diệu được xem là “Ông hoàng thơ tình” Việt Nam với những sáng tác đượm chữ tình, chữ nhớ, chữ thương. Đọc thơ Xuân Diệu người ta nhận ra một nỗi buồn lan nhẹ, một nỗi sầu mênh mang nhưng chất chứa tình yêu với vạn với, với con người. Thơ Xuân Diệu có nét buồn nhân thế, vì đó là cảm hứng chung của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, nhưng cái buồn của ông cũng có nét riêng khác biệt. “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu nhẹ nhàng và sâu lắng như vậy.
Kỳ thực mùa thu không phải là đề tài mới mẻ nhưng trong thơ của Xuân Diệu thì nó luôn mới luôn biến đổi theo mạch cảm xúc. Tác giả đã mở đầu bằng một hình ảnh buồn, đầy tang thương:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông lệ xuống ngàn hàng
Nàng thu của Xuân Diệu có một sự chuyển động rất nhẹ, tinh tế, cứ ngỡ như chỉ cần một động thái nhỏ sẽ làm mùa thu ấy tan ra. Hình ảnh cây liễu không hiếm trong những vần thơ với sự yếu ớt, mỏng manh, e lệ; nhưng trong thơ Xuân Diệu nó lại mang một nỗi buồn sầu thương, cô đơn hơn nữa. Liễu “đứng chịu tang” là một ý nghĩ táo bạo của Xuân Diệu. Một sự liên tưởng thật nhạy bén và sâu sắc. Đúng vậy mùa thu luôn buồn, buồn man mác, buồn bâng khuâng, buồn đến “đìu hiu”. Từ láy này đã gợi tả hết cái thần thái của mùa thu. Cành cây liễu buông thõng xuống mặt hồ mà tác giả cứ ngỡ đang chảy “lệ”. Có lẽ Xuân Diệu đã nâng niu mùa thu một cách nhẹ nhàng và ân ái nhất.
Và mùa thu thực sự đến trong thơ ông khi tiếng reo vui được cất lên:
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Một tiếng reo vui nhỏ nhẹ nhưng tràn đầy hào hứng, tràn đầy tin yêu. Tác giả dường như bị mùa thu đánh thức sau một giấc ngủ thật dài, thật lâu. NHưng ẩn sâu trong tiếng reo vui ấy thoảng qua một nỗi buồn nhân tình thế thái, bởi rằng mùa thu luôn gợi chữ buồn mênh mang. Đường nét của mùa thu thật nhẹ nhàng, tinh tế biết bao khi hình ảnh “áo mơ phai dệt lá vàng”. Có lẽ đó là nắng của mùa thu, thứ nắng dịu nhẹ, tinh khiết nhất.
Bức tranh của mùa thu bắt đầu hiện rõ nét hơn qua những cảm nhận của tác giả:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Một khu vườn mùa thu trọn vẹn, thần thái của mùa thu được lột tả một cách tinh tế và khéo léo nhất. Mùa thu là mùa rụng lá, mùa của sự chia ly không báo trước, sự sống mỏng manh đang sợ thời gian trôi đi, sợ ngày tàn đêm buộng, mọi vật cũng dần trôi vào mơ hồ. Thiên nhiên luôn khắc nghiệt như vậy, mọi thứ mang một dáng vẻ lo âu, sợ sệt. Những câu thơ với nhịp điệu vang lên dồn dập đến tái tê bởi làn gió xuân “run rẩy”.
Mùa thu dường như mỏng manh hơn, đau buồn hơn. Tác giả dùng tư “hơn một” để nói đến sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên, của vạn vật. TÍnh ước lệ tượng trưng trong thơ Xuân Diệu dường như khiến con người ta cảm thấy xót xa hơn thì phải? HÌnh ảnh “sắc đỏ rủa màu xanh” là nét sáng tạo mới của tác giả, một sự chuyển đổi tinh tế, sâu sắc.
Đến những câu thơ cuối người đọc dường như cảm nhận cái buồn thêm tê tái hơn:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Môt sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế và khéo léo qua từ “nghe”. Sao tác giả có thể nghe được”rét mướt” nhỉ, hẳn là một sự nhạy bén và tinh tế trong sâu thẳm trái tim đang run rẩy của thi sĩ. Hình ảnh nàng trăng hiện lên huyền ảo, mơ hồ nhưng cũng chất chứa nỗi niềm sâu thẳm. Trăng “tự ngẩn ngơ” là một dụng ý nghệ thuật cực kỳ đắc điệu của tác giả, một ánh trăng đẹp, thướt tha nhưng lại gợi sầu, gợi buồn đến mênh mang.
Hình ảnh con người bắt đầu xuất hiện ở hai câu thơ kết mang nhiều suy ngẫm và liên tưởng của tác giả:
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Tác giả đang hỏi người hay tự hỏi mình, hỏi nhân thế sao chữ buồn cứ nằng nặc bám theo dai dẳng đến vậy. Mùa thu nhẹ nhàng, tinh tế như người thiếu nữ. Con người khi thu đến thường chìm vào u uẩn, vẫn khao khát yêu đương đấy nhưng lại “buồn không nói”. Dường như nỗi lòng của những con người trong phong trào thơ mới đều có nỗi niềm chất chứa không biết ngỏ cùng ai như thế.
Mùa thu trong thơ xuân diệu thật đẹp nhưng cũng thật buồn, có chăng đây chính là sự khác biệt tạo nên một xuân diệu mà chúng ta thường biết đến. “Đây mùa thu tới” mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm neo đậu mãi
Copyright © 2021 HOCTAP247