Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc, một vị cha già của đất nước mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Người đã để lại cho đời một khối lượng thơ ca đồ sộ phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Thơ Bác vừa hay bởi cách gieo vần, vừa đẹp bởi chính hồn thơ, chính tinh thần "thép" trong thơ. Và Chiều tối là bài thơ tiêu biểu của Bác, đó là bài thơ thể hiện sự thành công khi kết hợp giữa nét cổ điển và tinh thần hiện đại. Hãy cùng .com tìm hiểu bài thơ qua bài Phân tích bài thơ chiều tối
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc, một vị cha già của đất nước mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Người đã để lại cho đời một khối lượng thơ ca đồ sộ phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Thơ Bác vừa hay bởi cách gieo vần, vừa đẹp bởi chính hồn thơ, chính tinh thần "thép" trong thơ. Và Chiều tối là bài thơ tiêu biểu của Bác, đó là bài thơ thể hiện sự thành công khi kết hợp giữa nét cổ điển và tinh thần hiện đại
Hai câu thơ thơ mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên núi rừng rộng lớn, vắng lặng với cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ dưới chòm mây nhẹ trôi:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh thường xuất hiện trong những câu thơ chiều xưa và nay. Đây là hai hình ảnh chỉ không gian nhưng đã gợi những liên tưởng về thời gian. Quãng thời gian chiều tối thường là lúc đoàn tụ, khi mọi người hối hả trở về đoàn tụ với gia đình nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để trở về. Giữa không gian rộng lớn dường như con người và cảnh vật đều như đã nghỉ ngơi thì những chòm mây vẫn nhẹ nhàng trôi hững hờ không nghỉ càng làm nổi bật sự yên bình nơi rừng núi lúc chiều tối. Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong chốn lao tù, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ và Bác cũng lặng lẽ, cô đơn xen vào đó là chút băn khoăn trăn trở không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu của người tù nơi đất khách quê người. Nhưng có lẽ chỉ người có lòng yêu nước nồng nàn như Bác thì mới thể ung dung, bình tĩnh, lạc quan vượt lên mọi sự giam cầm về thể xác để hào mình vào thế giưới thiên nhiên, may trời ở ngoài kia.
Khung cảnh thiên nhiên chiều tối
Với câu thơ bảy chữ, Bác đã vẽ ra một cảnh chiều tối âm u, hoang vắng, mênh mông, cô quạnh đến yên ắng, êm ả đến lạ. Đồng thời ẩn sau những câu thơ người đọc thấy được ý chí vượt lên khó khăn với niềm khát khao, mong ước được tự do như mây trời, được quay trở về với quê hương, được hòa mình và sống hết mình với thiên nhiên vạn vật. Bức tranh miêu tả thiên nhiên mà còn có cả phần hồn - cái hồn của con người hòa mình vào thiên nhiên ở trong đó.
Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều tối nơi rừng núi, bỗng có sự xuất hiện của con người:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)
.Trong bức tranh thiên nhiên rộng lớn, yên bình như trong thơ cổ hình ảnh cô em xóm nùi xuất hiện như một điểm sáng, làm cho bức tranh sôi động, tươi vui hơn. Bức tranh là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người với những công việc hàng ngày trong cuộc sống như tô đậm, khắc họa hơn nét đẹp, nét đáng quý của những người dân lao động. Con người trong thơ Bác là con người lao động và cũng là trung tâm của bài thơ. Cô gái hiện lên với vẻ đẹp của người dân lao động cần cù, khỏe mạnh, tràn trề sức sống. Hình ảnh “lô dĩ hồng” là hình ảnh bình dị của đời sống làm bừng sáng, xua đi cái lạnh lẽo nơi núi rừng bởi lửa là tượng trưng cho sự sống, như ánh sáng chiếu rọi cuộc sống sinh hoạt của con người. Đối với người tù đày như Bác, hình ảnh lò than đó rực hồng như sưởi ấm trái tim nơi chốn tù lao lạnh lẽo, cô đơn, đem lại cho người sự ấm áp, niềm vui và hạnh phúc bình dị thường ngày. Một lần nữa ta nhận ra cái nhìn trìu mến hướng về sự sống của Người. Người quên đi nỗi khổ của chính bản thân mình để chia sẻ với người dân tự do tự chủ. Bánh xe thời gian đang lăn dần từ chiều tà đến đêm khuya bởi ba từ “ma bao túc” được điệp vòng ở câu cuối. Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng vừa diễn tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa diễn tả dòng lưu chuyển của thời gian.
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, giữa vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên và đời sống một cách chân thực, hàm súc đồng thời thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con người, thiên nhiên cùng lòng nhân ái đạt đến mức quên đi bản thân mình của Hò Chí Minh. Người làm thơ trong thời gian bị giam cầm nơi chốn ngục tù mà vẫn để tâm hồn vẫn hướng về thiên nhiên với niềm khát khao về ngày được tự do. Nhà văn Nam Cao đã viết: "Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.", để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Nhưng ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng đau đáu nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước, vẫn luôn dành có phút giây quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ, người cha già vĩ đại của dân tộc
Bài thơ Chiều tối đã thể hiện được tâm hồn Bác, con người dù trong đau khổ trong xiềng xích vẫn vững niềm tin phía trước, vẫn giữ tinh thần thép trong cuộc sống. Đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và ý chí sắt đá của người chiến sĩ.
Mong rằng bài viết phân tích bài thơ chiều tối sẽ giúp ích cho các bạn trong môn học Ngữ Văn 11 !
Copyright © 2021 HOCTAP247