Nhật ký trong tù là tập thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời gian bị tù đầy. Trong tập thơ phải kể đến chiều tối, trong đó không chỉ chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Cùng tham khảo bài thơ phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ chiều tối dưới đây.
Dàn ý phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài chiều tối
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh:
+ Một nhà thơ, nhà văn tài năng đồng thời là người cách mạng, vị anh hùng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Người để lại nhiều tác phẩm văn chương vô cùng ý nghĩa. Trong đó có tập thơ “Nhật ký trong tù”.
- Tác phẩm: “Chiều tối”
+ Bài thơ “Chiều tối” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, được sáng tác trong một lần Hồ Chí Minh chuyển lao.
+ Bài thơ là cảm nhận của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người cách mạng.
Xem thêm:
Cảm nhận bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh
- Hai câu thơ đầu: Tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
+ Khung cảnh thiên nhiên mở ra thật rộng lớn, thoáng đãng, bao quát cả bầu trời.
+ Nét chấm phá, sinh động, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển:
+ “chim - về rừng tìm chốn ngủ” -> chim mỏi quay về rừng sau một ngày dài như chính tác giả đang mệt mỏi lúc chuyển lao, muốn được về với quê hương.
+ “Mây - lơ lửng giữa tầng không” -> lẻ loi, cô độc giống như tác giả đang vô cùng đơn độc, buồn bã.
Xem thêm:
Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong chiều tối
Top 3 cách viết mở bài chiều tối hay nhất
- Hai câu thơ còn lại: Tình yêu thương của người cách mạng đối với thiên nhiên, con người:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
+ Hình tượng thơ chuyển từ thiên nhiên sang cuộc sống con người -> có thêm hình tượng con người, nhà thơ cũng vui hơn theo niềm vui của con người.
+ Hình ảnh “cô em xóm núi” là trọng tâm của bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà tuyệt đẹp -> hình tượng người lao động -> cái đẹp đã đi vào thơ một cách chân thực, tự nhiên, khỏe khoắn -> vẻ đẹp đời thường, bình dị.
+ Hình tượng bếp lửa làm nổi bật ý vị bài thơ, đó là hiện thân của gia đình ấm áp, hạnh phúc, sum họp đủ đầy -> vẻ đẹp của tình yêu thương và là niềm khao khát, nhớ thương gia đình của thi sĩ.
=> Bút pháp dùng cái sáng tả cái tối đặc trưng của thơ Đường cho thấy sự chuyển động thời gian cực độc đáo -> khi bóng tối đã bao trùm khắp nơi thì bếp lửa mới rực đỏ -> chữ hồng là nhãn tự, làm nổi bật bài thơ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: tinh thần sống lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên của người tù cách mạng.
+ Dù mệt mỏi, cô độc nhưng nhà thơ vẫn giữ tâm hồn yêu đời, lạc quan:
+ Hình tượng cánh chim tìm chốn ngủ -> ước mơ được tự do, được trở về quê hương.
+ Tầng mây giữa tầng không tự do tự tại, thong dong, bình thản và khoáng đạt.
Nhà thơ thả hồn mình vào khung cảnh thiên nhiên và men cảm xúc theo hình ảnh con người lao động cùng bếp lửa ấm áp, bập bùng.
=> Trong hoàn cảnh khổ cực, cô đơn nhất người chiến sỹ cách mạng đó vẫn giữ trong mình trái tim yêu cuộc đời, thiên nhiên và con người. -> quật cường, dũng cảm.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh đặc trưng trong thơ đường -> tạo sắc thái cổ điển, thi vị và cuốn hút.
+ Bút pháp chấm phá, tạo điểm nhấn cho bài thơ.
+ Hình ảnh thơ sinh động, uyển chuyển hài hòa.
Xem thêm:
Đọc hiểu bài chiều tối của Hồ Chí Minh
Chất thép và chất tình trong bài thơ chiều tối
- Cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên, tài năng và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Chiều tối”.
Copyright © 2021 HOCTAP247