Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ “Nhật kí trong tù”

Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ “Nhật kí trong tù”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ “Nhật kí trong tù”

   Thế nào là chất thép? Biểu hiện của chất thép trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung?

   Chất thép được thể hiện đa dạng như thế nào trong Nhật kí trong tù

   Phân tích chất thép trong bài thơ Ngắm trăng.

   Khái niệm chất thép

   Khái niệm chất thép: Chất thép là một hình ảnh ẩn dụ, được Bác dùng chỉ tính chiến đấu, chỉ tinh thần, tình cảm cách mạng, tinh thần chiến đấu. Đó là nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, là phong thái ung dung tự chủ, lạc quan tin tưởng hướng về tương lai...

   Thơ văn có chất thép phải:

+ Đề cập đến nội dung chiến dấu, cách mạng và hình tượng người chiến sĩ: Đây là yêu cầu của thời đại mà Bác đã nói khá rõ qua bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:

   Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,

   Mây gió trăng hoa tuyết núi sông,

   Nay ở trong thơ nên có thép,

   Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

   Ở bài thơ này Bác đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò, sứ mệnh của thơ ca. Bác nhận thấy trong thơ xưa thiên về việc miêu tả thiên nhiêu mà chưa chú ý đúng mức đến hiện thực cuộc đời, chưa phát huy được sức mạnh của thơ ca trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp...

   1- Có giọng điệu hừng hực khí thế chiến đấu, phải cất cao những lời kêu gọi, cổ vũ, động viên, khích lệ. Đương nhiên, thứ thơ văn ấy bao giờ cũng được coi như một thứ vũ khi đấu tranh. Nhà văn nhà thơ phải là những chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Khái niệm chất thép trong thơ được Bác nêu lên trong thời đại của chúng ta nhưng nội dung khái niệm này vẫn kế thừa truyền thống của dân tộc (Ông cha xưa, từ Lí Thường Kiệt đến Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... đã từng nói đến sứ mệnh cao cả của văn chương, đã từng dùng văn chương làm vũ khi chiến đấu. Nhà thơ xứ Đồng Nai Nguyễn Đình Chiểu đã trình bày quan điếm nghệ thuật của mình: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Sang thế kỉ XX, các nhà thơ càng ý thức sâu sắc về sứ mệnh của văn chương. Nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu đã viết những bài thơ đầy nhiệt huyết để tuyên truyền đường lối cách mạng, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống thực dân Pháp. Sau này, Sông Hồng, một nhà thơ cộng sản, trong bài thơ Là thi sĩ đã phê phán quan điểm văn chương lãng mạn thoát li hiện thực, kêu gọi các nhà thơ “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ - Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền ”.

   Chất thép được thể hiện rất đa dạng trong tập thơ Nhật kí trong tù

   Nhật kí trong tù được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù, bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn viết được những vần thơ thật tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Chất thép trong tập thơ được thể hiện rất đa dạng, phong phú, lúc trực tiếp, lúc gián tiếp, thậm chí có những bài thơ không hề nói đến chuyện chiến đấu, nói chuyện cách mạng nhưng vẫn toát lên tinh thần thép.

+ Trước hết, đọc Nhật kí trong tù ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua những bài thơ đả kích, châm biếm, tố cao kẻ thù. Ví dụ: Các bài Ở Lai Tân, Tiền vào nhà lao, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Gia quyến người bị bắt lính, Chia nước...

+ Chất thép cũng được thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù. Từ những bài thơ ấy, người đọc hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha và ý chí, nghị lực vượt lên trên những hoàn cảnh thử thách khắc nghiệt nơi chốn lao tù của người chiến sĩ. (Bài thơ Bốn tháng rồi đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và nghị lực phi thường của Bác. Không ngủ được giải một niềm thương nước, thương dân, băn khoăn về vận nước. Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo là những bài học về việc tu thân luyện trí....)

+ Chất thép trong thơ Bác còn được thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên. Ở những bài thơ này, cái tôi trữ tình của nhà thơ thể hiện với tư cách là một người nghệ sĩ. Đọc những bài thơ ấy, tuy không tiếp xúc với hiện thực cách mạng nhưng ta vẫn thấy rõ được tinh thần, và chí và nghị lưc phi thường của người chiến sĩ cộng sản (tiêu biểu nhất là các bài thơ: Cảnh chiều hôm,

Hướng dẫn giải

đi sớm, Ngắm trăng... )

+ Chất thép còn toát ra từ nụ cười nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Bác trước cảnh tù đày lao lí. Ở đấy, con người bị đẩy vào tình trạng sống phi nhân loại về sinh hoạt, thiếu thốn trăm bể. Trước hiện thực đen tối ấy, Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh sống để nở những nụ cười vui (Nói cho vui, Đi Nam Ninh, Ghẻ...)

   Có thể nói, chất thép trong Nhật kí trong tù chính là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người dọc rất mạnh mẽ.

   Phân tích chất thép trong bài thơ Ngắm trăng

   Ngắm trăng là một kiệt tác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ này kết hợp một cách hài hòa giữa cảm xúc trữ tình và chất thép, giữa cổ điển và hiện đại.

+ Đề tài cùa bài thơ rất quen thuộc được thể hiện ngay trong tiêu đề Ngắm trăng. Từ xưa đến nay đã bao người “ngắm trăng’’ và làm thơ về vẻ đẹp huyền diệu của vầng trăng, về mối quan hệ thân thiết gần gũi giữa trăng và người, nhưng trong tù mà vần ngắm trăng, vẫn làm thơ về trăng thì có lẽ chỉ có Hồ Chí Minh. Chất thép của bài thơ này được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt ấy.

+ Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản liệt kê. Tác giả viết: "Trong tù không rượu cũng không hoa. Ý thơ tả thực cảnh sống của người tù, ngay cả cơm ăn nước uống còn thiếu, làm gì có nổi rượu và hoa? Nhưng tới câu: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ thì không phải là một việc cố nhiên nữa. Trong nguyên bản câu thơ thứ hai này được thể hiện dưới dạng một câu hỏi: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà” (trước cảnh đẹp đêm nay ta biết, là thế nào đây). Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí nhà thơ như vừa tự hỏi mình vừa giãi bày hoàn cảnh với người khách quý. Trong ba yếu tố thưởng nguyệt thì ở đây thiếu tới hai yếu tố (rượu và hoa). Liệu chi bằng mộ một tấm lòng, một tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ có thể thưởng nguyệt dược chăng?

+ Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ tự khách thể hóa, tự tách mình ra để nhìn sự vật sự việc một cách khách quan để miêu tả hai nhân vật: Thi sĩ và vầng trăng trong một mối quan hệ gần gũi, thân thiết.

   Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

  Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

  Theo ý thơ, cả hai nhân vật trữ tình đều rất chủ động trong việc khắc phục, vượt trên hoàn cảnh để đến được với nhau. Người thì hướng về cửa sổ để đón trăng còn trăng thì theo khe cửa mà vào ngắm nhà thơ. Hoạt động của hai nhân vật trữ tình tập trung vào ngôn ngữ không lời của thị giác. Đó chính là cuộc đàm tâm của những người tri kỉ chỉ nhìn nhau, không nói nhưng đã hiểu hết lòng nhau. Nếu để ý kĩ, trước cuộc ngắm trăng, đấy là một người tù (nhân), sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện một nhà thơ (thi gia). Chi tiết này cho ta thấy chất lãng mạn bay bổng của Hồ Chí Minh, một người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng giữ được phong cách ung dung, tự chủ, yêu đời, yêu thiên nhiên...

   Ngắm trăng không hề có một từ thép, một chất liệu thép. Nếu có chăng đây chính là chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng vềánh sáng, hướng về về đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân hoàn toàn tự do về tâm hồn.

Copyright © 2021 HOCTAP247