Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Đặc điểm loại hình của tiếng Việt Hướng dẫn soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Hướng dẫn soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
 

 

I. Lọai hình ngôn ngữ

1. Lọai hình: tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Ví dụ: múa rối, chèo cổ...thuộc lọai hình nghệ thuật sân khấu dân gian, bản tin, phóng sựtin nhanh thuộc lọai hình báo chí.

 

2. Lọai hình ngôn ngữ

-       Là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

-       Có 2 lọai hình ngôn ngữ: lọai hình ngôn ngữ đơn lập, lọai hình ngôn ngữ hòa kết.

-       Tiếng Việt thuộc lọai hình ngôn ngữ đơn lập

 

II. Đặc điểm loai hình của tiếng Việt

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết . Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ

Ví dụ: Long lanh /đáy /nước /in / trời-> 6 tiếng, 5 từ

 

2. Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ: 

Tiếng Việt: Tôi tặng anh ấy quyển sách, anh ấy cho tôi bó hoa. (dù thay đổi chủ ngữ, về mặt ngữ âm và chữ viết vẫn không thay đổi)

Tiếng Anhgive to him the book, he gives to me the flowers. (thay đổi chủ ngữ và động từ theo sau, thay đổi ngữ âm -> ngôn ngữ biến hình)

 

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Biểu hiện

Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc các hư từ được dùng) thì nghĩa của câu sẽ đổi khác.

Ví dụ 1: Tôi nói (thông báo)

-       Tôi đang nói sao anh không nghe (nhắc nhở)

-       Tôi đã nói mà anh không chịu nghe (trách móc)

-       Tôi vừa nói mà anh không nghe (trách, nhắc)

Ví dụ 2: Tôi tặng cô ấy 1 quyển sách

-       Cô ấy tặng tôi 1 quyển sách (khác nghĩa)

-       Cô ấy tôi 1 quyển sách tặng (vô nghĩa)

 

III.Luyện tập

Bài 1

-       Nụ tầm xuân 1: bổ ngữ của động từ hái

-       Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ nở

-       Bến 1: bổ ngữ động từ nhớ / bến 2: chủ ngữ động từ đợi

-       Trẻ 1: bổ ngữ động từ yêu / trẻ 2: chủ ngữ động từ đến

-       Già 1: bổ ngữ động từ kính / già 2: chủ ngữ động từ đ

-       Bống 1: định ngữ cho động từ cá / bống 2: bổ ngữ động từ thả

-       Bống 3: bổ ngữ động từthả / bống 4: bổ ngữ động từ đưa

-       Bống 5: chủ ngữ động từ ngoi, đớp / bống 6: chủ ngữ tính từ lớn

=> dù thay đổi về chức năng ngữ pháp nhưng những từ nay vẫn không thay đổi về hình thái (đây là điểm khác biệt với từ của các ngôn ngữ không cùng lọai hình )

 

Bài 2

-       Anh ấy vừa đi rồi - He has gone already

-       Anh ấy đi sáng nay - He went on the morning

 

Bài 3: Trong đọan văn có các hư từ:

-       Đã: chỉ họat động xảy ra trước một thời điểm nào đó

-       Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật

-       Để: chỉ mục đích

-       Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động

-       Mà: chỉ mục đích

Copyright © 2021 HOCTAP247