Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Thủy tinh là một oxit kép \(K_2O.PbO.6SiO_2\) nên có khối lượng mol là :

M = (39.2) + 16 + (207 + 16) + (28 + 32).6 = 677 (g/mol)

Để sran xuất 6,77 tấn hay (\(6,77.10^6\)g) thủy tinh trên thì số mol thủy tinh cần có là :

   \(\dfrac{6,77.10^6}{677} = 10^4\) (mol)

(hay \(10^4\)mol \(K_2O\)\(10^4\)mol PbO; \(6.10^4\) mol \(SiO_2\))

Các phương trình hóa học:

       \(K_2CO_3 \xrightarrow[]{t^0} K_2O + CO_2 \uparrow\)

        1mol         1mol

      \(PbCO_3 \xrightarrow[]{t^0} PbO + CO_2 \uparrow\)

      1mol          1mol

Suy ra: Số mol của \(K_2CO_3 \) là \(10^4\) hay khối lượng \(K_2CO_3 \) cần :

\(m_{K_2CO_3} = 138.10^4\) (g) = 1380000 (g) = 1380 (kg)

Tương tự số mol của \(PbCO_3 \) bằng \(10^4\) hay khối lượng \(PbCO_3 \) cần :

\(m_{PbCO_3} = 267.10^4\) (g) = 2670000 (g) = 2670 (kg)

Và số mol của \(SiO_2\) bằng \(6.10^4\) hay khối lượng \(SiO_2\) cần :

\(m_{SiO_2} = 6.60.10^4\) (g) = 3600000 (g) = 3600 (kg)

Copyright © 2021 HOCTAP247