Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành giâm cành

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Khái niệm

  • Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách ra khỏi cây mẹ trồng vào giá thể, trong những điều kiện môi trường thích hợp, cành ra rễ và sinh cành mới, tạo thành cây hoàn chỉnh.

  • Ví dụ: hoa giấy, rau muống, khoai lang, rau ngót, tiêu, cà phê,chè, nho…

  • Ưu, nhược điểm của phương pháp giâm cành.

    • Ưu điểm:

      • Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

      • Cây trồng từ cành giâm sớm ra hoa, kết quả.

      • Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh

    • Nhược điểm:

      • Nếu sản xuất với qui mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

      • Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

      • Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.

  • Các yếu tố nội tại của cành giâm:

    • Các giống cây

      • Giống cây dễ ra rễ: Dâu tây, nho, dưa leo

      • Giống cây khó ra rễ: Vải, xoài, táo, nhãn

    • Chất lượng cành giâm

      • Cành phải có độ lớn, chiều dài, số lá thích hợp.

      • Cành phải lấy trên cây mẹ tốt, giữa tầng tán, chiều dài từ 10-15cm, ở trạng thái bánh tẻ, đường kính 0,5cm, có 2-4 lá

II. Dụng cụ và vật liệu

  • 2 dao nhỏ sắc

  • 1 kéo cắt cành, lá

  • 1 Khay đựng đất hoăc cát

  • 1 Bình tưới nước

  • 4 túi bầu PE có kích thước 9cm x 15cm

  • Cành giâm: Cành cây khúc tần, …

III. Quy trình thực hành

  • Các bước của quy trình giâm cành là:

Bước 1: Cắt cành giâm:

  • Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá.

  • Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá, làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm

  • Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm

Bước 2: Xử lý cành giâm: 

  • Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 - 2 cm trong thời gian 5 - 10 giây.

  • Sau đó vẩy cho khô. Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.

        

Bước 3: Cắm cành giâm : 

  • Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

  • Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển

        

Bước 4: Chăm sóc cành giâm : 

  • Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.

  • Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn

  • Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất

  • Một số loại cây nhân giống được bằng phương pháp giâm cành như cây: Chanh, bưởi, mận, đào, rau ngót, sanh, dâu....

Như tên tiêu đề của bài Thực hành giâm cành, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết cách giâm cành đúng thao tác và đúng kỹ thuật.

  • Có ý thức giữ gìn trật tự, kỷ luật và vệ sinh an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 4 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả

>> Bài sau: Bài 5: Thực hành chiết cành

Chúc các em học tốt! 

Copyright © 2021 HOCTAP247