Công nghệ 9 Bài 6: Thực hành ghép

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. Dụng cụ và vật liệu

  • Dao con sắc.

  • Kéo cắt cành.

  • Cây làm gốc ghép.

  • Cành để lấy mắt ghép.

  • Dây buộc bằng nilon...

II. Quy trình thực hành

1. Ghép đoạn cành

Bước 1: Chọn và cắt cành ghép

  • Chọn cành bánh tẻ, có lá, mầm ngủ to, không sâu bệnh.

  • Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép.

  • Cắt vát đầu gốc của cành ghép (có 2 - 3 mầm ngủ) một vết dài từ 1,5 - 2cm.

Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép

  • Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm.

  • Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép.

  • Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.

Bước 3: Ghép đoạn cành

  • Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau.

  • Buộc dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép từ 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.

2. Ghép mắt nhỏ có gỗ 

Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm rồi rạch 1 đường vuông góc với đường đã rạch tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa đủ để đưa mắt ghép vào

     

 

Bước 2: Cắt mắt ghép.

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 đến 2cm có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3: Ghép mắt.

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn nilon cố định vết ghép

  • Chú ý khi quấn dây nilon không đè lên mắt ghép và cuống lá

Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép.

  • Sau khi ghép từ 15 đến 20 ngày, mở dây buộc kiểm tra thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7 đến 10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép phía trên mát ghép khoảng 1,5 đến 2cm. 

 3. Ghép chữ T

 

Bước 1. Chọn vị tri ghép và tạo miệng ghép 

  • Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 - 20cm.

  • Dùng dao sắc rạch một đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp một đường (vuông góc với đường rạch trên) dài 2cm ở giữa, tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở một cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào.

 

Bước 2. Cắt mắt ghép 

  • Cắt một miếng vỏ hình thoi dài 1,5 - 2cm, có một ít gỗ và mầm ngủ.

Bước 3. Ghép mắt 

  • Gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt.

  • Quấn dây ni lông cố định vết ghép.

  • Chú ý : Dây quấn không đè lên mắt ghép và cuống lá.

Bước 4. Kiểm tra sau khi ghép

  • Sau khi ghép 15-20 ngày, mở dây buộc kiếm tra, thấy mắt ghép xanh tươi là được.

  • Tháo dây buộc được 7-10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2cm.

III. Ứng dụng 

  • Dùng nhân giống cây ăn quả:  Ghép cây cùng họ.

    • Cam ngọt làm gốc ghép cho cam voi Quảng Bình.

    • Táo nhỏ quả, táo dai làm gốc ghép cho táo Gia Lộc táo Biên Hoà, táo Thiện Phiến.

    • Mít mật làm gốc ghép cho mít dai, mít Tố Nữ.

        

Quýt hôi                                 Quýt Phúc Kiến

           

Táo Gia Lộc                                              Táo dai              

Như tên tiêu đề của bài Thực hành ghép, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết để ghép cây kiểu ghép đoạn cành ,ghép mắt nhỏ có gỗ và kiểu chữ T.

  • Ghép được cây ăn quả theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 6 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 5: Thực hành chiết cành

>> Bài sau: Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi

Chúc các em học tốt! 

Copyright © 2021 HOCTAP247