Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia bởi điểm O được gọi là một tia gốc O (còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O).
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Nhận xét: Mỗi điểm đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
Lấy điểm B khác A thuộc tia Ax.
Tia Ax còn có tên là tia AB. Trên hình 29, tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau.
Chú ý:
Hai tia không trùng nhau còn được gọi là hai tia phân biệt.
Trên đường thẳng x’x có bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự ấy. Trong các tia gốc B: BA, BC, BD, hãy tìm:
a) Các tia đối nhau
b) Các tia trùng nhau.
a. Các tia đối nhau BA, BC (hoặc BA, BD)
b. Các tia trùng nhau: BC, BD.
Ví dụ 2:
Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O bất kì trên xy.
a. Viết tên hai tia chung gốc O. Tô đỏ một trong hai tia. Tô xanh tia còn lại.
b. Viết tên hai tia đối nhau. Hai tia đối nhau có những đặc điểm gì?
a. Tia Ox và tia Oy.
b. Hai tia đối nhau Ox và Oy có hai tính chất: Chung gốc O, tạo thành đường thẳng xy.
Vẽ hai tia đối nhau Ox, Oy.
a. Lấy \(A \in Ox,\,\,B \in \,\,Oy.\) Viết tên các tia trùng với tia Ay.
b. Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c. Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
a. Các tia trùng với tia Ay là AO, AB
b. Hai tia AB và Oy không trùng nhau, vì chúng không chung gốc
c. Hai tia Ax và By không đối nhau, vì chúng không chung gốc
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a. Trong ba điểm A, B, C nói trên thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b. Viết tên hai tia đối nhau gốc B.
a. Trong ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó thì điểm B nằm giữa hai điểm còn lại.
b. Tia BA và tia BC đối nhau gốc B.
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a. Viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C
b. Viết tên các tia trùng nhau.
c. Xét vị trí của điểm A đối với tia BA và đối với tia BC.
a. Có 6 tia: AB, AC, BA, BC, CB, CA
b. Tia AB và tia AC trùng nhau, tia CB và tia CA trùng nhau
c. A thuộc tia BA
A không thuộc tia BC.
Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A, C. Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp đối nhau, các cặp tia phân biệt, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ đó.
Ta có thể vẽ như hình
Khi đó có:
- Các tia: AB, AC, BA, BC, CA, CB
- Các tia sau đây là đối nhau: BA và BC
- Các cặp tia sau đây là phân biệt: AB và BC; AC và BC; BA và BC; CA và BA; CB và BA; AB và BA; AC và CA; BC và CB.
- Các cặp tia sau đây là trùng nhau: AB và AC; CA và CB
Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy. Lấy \(A \in Ox,\,\,\,B \in Oy.\) Xét vị trí ba điểm A, O, B.
Cho hai tia chung gốc Ox, Oy. Có ba trường hợp xảy ra:
a. Ba điểm A, O, B không thẳng hàng.
b. Điểm O nằm giữa A, B.
c. Điểm A và điểm B cùng phía đối với điểm O.
Qua bài giảng Đường thẳng đi qua hai điểm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 5 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 6 Bài 5 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Bài tập 24 trang 127 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 22 trang 112 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 32 trang 114 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 31 trang 114 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 30 trang 114 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 29 trang 114 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 28 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 27 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 26 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 25 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 24 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 23 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247