Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Mái Ấm Tuần 3 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Tiếng Việt 3

Tuần 3 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:

Câu a:

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời

THANH HẢI

  • Mắt Bác Hồ được so sánh như vì sao

Câu b: 

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm

TÔ HÀ

  • Hoa xoan được so sánh như mây từng chùm

Câu c:

Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung

LÔ NGÂN SÙN

  • Trời mùa đông được so sánh như cái tủ ướp lạnh. Trời mùa hè được so sánh như cái bếp lò nung

Câu d: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng

ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

  • Dòng sông được so sánh là một đường trăng lung linh dát vàng

Câu 2: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên

  • Các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên: tựa, như, là, là, là.

Câu 3: Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Gợi ý:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng, ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nhận diện phép so sánh, biết sử dụng phép so sánh
    • Biết cách sử dụng dấu chấm
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247