Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Mái Ấm Tuần 4 - Chính tả Nghe - viết: Người mẹ và phân biệt d/gi/r, ăn/ăng - Tiếng Việt 3

Tuần 4 - Chính tả Nghe - viết: Người mẹ và phân biệt d/gi/r, ăn/ăng - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1: Nghe viết:

Người mẹ

Một bà mẹ có con bị thần Chết bắt đi. Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất. Thấy bà mẹ, Thần Chết vô cùng ngạc nhiên. Thần không hiểu rằng: Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

Câu hỏi:

  • Tìm các tên riêng trong bài chính tả
    • Các tên riêng trong bài chính tả: Thần Chết, Thần Đêm Tối
  • Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
    • Các tên riêng ấy được viết hoa (chữ cái đầu tiên)

Câu 2: (SGK trang 31)

Câu a. Điền vào chỗ trống d hay r? Giải câu đố

Hòn gì bằng đất nặn ...a

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày.

Khi ra, ...a đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

(Là gì?)

Gợi ý:

Hòn gì bằng đất nặn ra

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra, da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

 

  • Giải câu đố: hòn gạch.

Câu b. Giải câu đố sau:

Trắng phau cày thửa ruộng đen

Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng.

(Là gì?)

  • Giải câu đố: phấn trắng và bảng đen.

Câu 3: (SGK trang 31) Tìm các từ:

Câu a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi, hoặc r, có nghĩa như sau:

  • Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ → ru
  • Có cử chỉ, lời nói êm ái, dễ chịu → dỗ dành
  • Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi → giải thưởng

Câu b. Chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:

  • Cơ thể của người → thân thể
  • Cùng có nghĩa với nghe lời→ vâng lời
  • Dụng cụ đo khối lượng (sức nặng) → cái cân
  • Học xong bài này các em cần nắm:
    • Viết đúng chính tả bà Người mẹ
    • Phân biệt được: d/gi/r, ăn/ăng
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Mẹ vắng nhà ngày bão để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247