- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời
- Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
+ Lí tưởng (lẽ sống).
+ Cách sống.
+ Hoạt động sống.
+ Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.…
a. Hiểu đựoc vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích, giải đề, xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.
- Hiểu được vấn đề nghị luận là gì?
+ Ví dụ: "Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
+ Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.
- Thế nào là sống đẹp?
+ Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm.
+ Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
+ Có hành động đúng đắn.
Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người.
b. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏnghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.
a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đậo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất.
Câu 1 Vấn đề mà Nê -ru cố Tổng thống ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:
- Văn hoá con người.
- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.
+ Giải thích + chứng minh.
+ Phân tích + bình luận.
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.
Câu 2
Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:
* Hiểu câu nói ấy như thế nào?
Giải thích khái niệm:
- Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên tavà nó thể hiện như thế nào?
- Suy nghĩ.
+ Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẩng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.
+ Khẳng định: đúng.
+ Mở rộng bàn bạc.
- Làm thế nào để sống có lí tưởng?
- Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?
- Lí tưởng cuả thanh niên ta hiện nay là gì? Ý nghĩa của lời Nê-ru.
- Đối với thanh niên ngày nay?
- Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?
Anh/chị nghĩ gì về câu nói : "Tình thương là hạnh phúc của con người" ?
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm).
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận” (Euripides).
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình ?
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân ?
Copyright © 2021 HOCTAP247