Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi- Văn mẫu hay nhất lớp 12

Bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi- Văn mẫu hay nhất lớp 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

     Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo mẫu nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi dưới đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người thấu hiểu văn hóa nói lời cảm ơn và xin lỗi - được coi như thước đo đánh giá phẩm chất của một con người.

Mở bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

     Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, một người toàn diện là một người không chỉ có tài năng xuất chúng, mà trước hết phải là một người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Trong đó, coi trọng nghĩa tình, biết nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, biết nói xin lỗi khi phạm sai lầm được coi là thước đo để đánh giá phẩm chất của một người.

Xem thêm:

Nghị luận lợi ích của việc đi bộ

Nghị luận học đi đôi với hành

Thân bài 

Cảm ơn và xin lỗi - Bài học đầu đời của mỗi người 

     Trong những bước đi đầu tiên của cuộc đời, chúng ta đã được dạy về cách nói cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ. Nếu như lời cảm ơn thể hiện sự biết ơn, trân trọng đối với sự giúp đỡ của mọi người thì “xin lỗi” chính là cách ta bày tỏ sự hối hận, biết lỗi của mình khi gây ra tổn thương cho ai người khác. 

     Khi ấy, dưới sự giám sát của bố mẹ và thầy cô, lời xin lỗi - cảm ơn luôn được ta ghi nhớ và đi chung với ta trong những năm tháng tuổi thơ. Nhưng càng lớn, dường như người ta dần quên đi ý nghĩa thật sự của hai từ này, và họ cũng chẳng còn nhớ lý do phải nói “cảm ơn” và “xin lỗi”. Bài học đầu đời ấy, đã bị nhiều người quên lãng theo vòng quay của thời gian mất rồi.

Chẳng có ai chưa từng mắc lỗi, cũng chẳng có ai chưa từng nhận sự giúp đỡ của ai khác

Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống

     Trong cuộc sống, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm được mọi thứ bằng chính bản thân mình. Do đó, ít nhất một lần trong đời bạn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ, liệu ta sẽ dửng dưng nhận như đó là phần ta xứng đáng có, hay cảm ơn người đã giúp ta bằng một thái độ biết ơn? Tất nhiên là bạn phải nói “cảm ơn” rồi, vì sẽ chẳng có ai sẵn lòng giúp một kẻ không biết điều đâu.

     Mỗi chúng ta đều là một cá thể không hoàn hảo. Ai trong đời rồi sẽ có lúc mắc phải sai lầm mà thôi. Có những sai lầm chỉ ảnh hưởng đến chính ta, nhưng cũng có những sai lầm gây nên hậu quả đối với cuộc sống của người khác. Đơn giản nhất là việc bạn vô tình va vào một người đi đường, hay một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Lúc đó, điều đầu tiên trước khi bạn tìm cách khắc phục sự cố đó là phải nói hai từ “xin lỗi” với một thái độ thành khẩn.

Đừng đánh mất đi vẻ đẹp của lời cảm ơn và xin lỗi

     Ngày xưa, những tiêu chuẩn đạo đức bao gồm cả cách nói lời cảm ơn và xin lỗi luôn được người ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Mặt khác, khi ấy nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau bằng tình cảm thật tâm, nên việc nói lời xin lỗi, cảm ơn với thái độ chân thành là một điều tất yếu. 

     Thời gian trôi qua, xã hội ngày càng phát triển, con người được tiếp cận với hệ thống giáo dục bài bản hơn. Những tưởng người ta sẽ có nhiều cơ hội nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này hơn, thì ngược lại, dường như lời xin lỗi và cảm ơn ngày càng ít đi, thay vào đó là thái độ hời hợt, dửng dưng của lớp người lạnh lùng. 

     Nhiều người cứ vịn vào cái cớ rằng nói cảm ơn hay xin lỗi chỉ thể hiện sự khách sáo, xa cách, thậm chí thật giả tạo, để rồi thật khó để họ thốt lên những lời nói đó một cách thật tâm. Nhưng với tôi, đó chỉ là lời ngụy biện nực cười cho lối sống đã xuống cấp. 

     Xã hội phát triển, con người ngày càng xa cách nhau. Mỗi một người đều tự coi mình là cá thể riêng biệt với cái tôi “vượt trội”, họ sống trong thế giới của riêng mình mà không màn quan tâm đến cảm nhận từ người khác. Thử nghĩ xem, nếu bạn là một người thích giúp đỡ người khác với tất cả sự nhiệt tình. Nhưng nhận lại chỉ là ánh mắt hờ hững, vô tình, liệu bạn có muốn giúp thêm một ai hay không? 

     Ngược lại, khi bạn bị ai đó làm ảnh hưởng, liên lụy bởi lỗi lầm mà họ gây ra, nhưng họ lại vờ như không biết gì, không hề ăn năn hối hận. Thậm chí không muốn dính dáng hay chịu trách nhiệm, bạn sẽ có cảm nhận như thế nào? Chắc chắn chúng ta đều có câu trả lời giống nhau, và đó chính là lý do chúng ta cần biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

Kết bài nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

     Lời cảm ơn và xin lỗi thật ngắn gọn, cũng chẳng khó để nói ra, nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống tinh thần của ta. Đừng để lời xin lỗi và cảm ơn biến chất đi theo thời gian, để rồi ta phải sống trong một thế giới lạnh lùng, vật chất. Hãy hướng bản thân phát triển không chỉ về tài năng mà còn những phẩm chất quý giá. Thử nói cảm ơn và xin lỗi hằng ngày, bạn sẽ thấy nó thật chẳng khó như ta vẫn nghĩ.

     Đó là bài văn mẫu nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi mà bạn có thể tham khảo. Mời bạn đón đọc thêm các bài viết khác tại đây!

 

Copyright © 2021 HOCTAP247