Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Dàn ý
* Thực trạng của tai nạn giao thông:
- Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
- Mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để hạn chế những vụ tai nạn giao thông.
* Hậu quả của vấn đề
- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
- Gây ra những nỗi mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
* Nguyên nhân
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chưa tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông.
- Sự hạn chế về sơ sở vật chất: chất lượng đường thấp,...
* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ trường lớp, bản thân mỗi cá nhân tự giác tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ, không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không vượt đèn đỏ, đi sai phần đường, không lái xe khi chưa đủ độ tuổi cho phép...
- Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
Đề 2: Hiện nay, ở nước ta nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Dàn ý
- Thông tin về thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Làm rõ tình trạng sống của trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố thị trấn (các em không có nơi nương tựa, cuộc sống vất vả, thiếu thốn...).
- Nguyên nhân của tình trạng ấy.
+ Cha mẹ bỏ rơi, cha mẹ mất sớm, li hôn (Nguyên nhân quan trọng nhất, phổ biến nhất).
+ Do nghèo đói, hoặc bị gia đình ruồng bỏ...
- Thông tin về việc các tổ chức xã hội, cá nhân giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp...
- Ý nghĩa của hành động trên
+ Thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
+ Mang ý nghĩa thiết thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Liên hệ bản thân: Phải biết yêu thương và chia sẻ hơn nữa với những số phận bất hạnh bằng những việc làm cụ thể: giúp đỡ, tham gia các hoạt động từ thiện...
Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Dàn ý
- Giải thích
+ “Tiêu cực trong thi cử”: là những hành vi gian lận trong thi cử như mang tài liệu hay những thiết bị không được cho phép vào phòng thi.
+ “Bệnh thành tích trong giáo dục”: Là hiện tượng chạy theo những danh hiệu thi đua của giáo viên, học sinh, các phòng ban giáo dục,..gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng năng lực và trình độ.
- Nguyên nhân: Muốn có thành tích nhưng bản thân không có đủ năng lực: học sinh kém vẫn mong muốn được là “học sinh giỏi”, thầy cô muốn xây dựng thương hiệu cho bản thân “thầy giáo giỏi”, nhà trường các phòng ban muốn có thành tích nhưng chưa đủ thực lực...
- Hậu quả:
+ Đây là một hiện tượng xấu gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành Giáo dục:
+ Học sinh: tạo tâm lí ỷ lại, không phát huy được năng lực học tập...
+ Với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp không phát huy được những năng lực và không đổi mới phương pháp giảng dạy,...
+ Với ngành giáo dục: trì trệ, tụt hậu, kém phát triển.
- Giải pháp
+ Học sinh: phát huy năng lực học tập, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện...
+ Giáo viên: nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh giáo điều, dập khuôn, máy móc...
+ Nhà truờng các phòng ban luôn nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, phải quán xuyến, nhắc nhở và xử lí nghiêm khắc các hành vi vi phạm.
- Liên hệ bản thân: rút ra bài học cho bản thân
Copyright © 2021 HOCTAP247