Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Hoàn cảnh sáng tác:
Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài 150 dòng được Tố Hữu sáng tác và hoàn thành vào tháng 10 năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:
Việt Bắc vận dụng lối hát giao duyên đốii đáp nam nữ của dân ca, vì vậy thường dùng lối xưng hô thân mật, tình tứ rất quen thuộc là: "Ta", "Mình". "Ta" thường dùng ở ngôi thứ nhất. "Mình" thường dùng ở ngôi thứ hai. Tùy theo văn cảnh, "Ta" và "Mình" có thể là Việt Bắc hay người cán bộ về xuôi. Nhưng nhiều lúc lẫn lộn, tuy hai mà một vì "mình" hay "ta" cũng đều là người cách mạng cả, cùng đều là ân tình sâu nặng với nhau "tuy hai mà một" cả.
Nói là kết cấu đối đáp, nhưng ở Việt Bắc không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng của cùng một tâm trạng. Lời đáp, ngoài việc trả lời cho những điều đặt ra của lời hỏi, còn là sự mở rộng, làm phong phú thêm cho những ý tình đã được gợi ra trong lời hỏi. Cũng có khi cả lời hỏi và lời đáp đã trở thành lời đồng vọng ngân vang lên những tình cảm chung.
Thật ra, nếu nhìn sâu hơn vào kết cấu của bài thơ, chúng ta thấy đối thoại chỉ là lớp vỏ ngoài, còn ở chiều sâu bên trong chính là lời độc thoại. Hình thức độc thoại là khả năng phân thân của cái "tôi" trữ tình để hóa thân vào đối tượng, khiến tâm trạng được thể hiện sâu sắc, dễ lay động lòng người hơn.
Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
Tâm trạng bao trùm trong phần đầu bài thơ là nỗi nhớ. Chính nỗi nhớ mênh mang da diết đó đã khơi lên, tái hiện lại hình ảnh Việt Bắc kháng chiến với những kỉ niệm khó quên về thiên nhiên, con người và cuộc sống chiến đấu ở nơi đây.
Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên trong đoạn thơ này thật đa dạng với nhiều thời gian, không gian khác nhau, nhưng luôn hài hoà, gán bó với con người. Tác giả chọn các hình ảnh đẹp và thi vị mang nét đặc trưng của miền núi rừng Việt Bắc như: bếp lửa nhà sàn, ánh trăng rừng, hoa chuối, hoa mơ, tiếng ve kêu, tiếng mõ, tiếng chày nước giã gạo... Nhìn chung, cảnh vật Việt Bắc tuy có phần hoang sơ nhưng không bao giờ hiu quạnh vì luôn gắn bó với bóng dáng con người: "Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son".
Bên cạnh đó là hình ảnh con người Việt Bắc, đầy tình nghĩa đáng yêu. Họ cần cù, nhẫn nại, chịu đựng hi sinh để chở che nuôi nấng cán bộ cách mạng:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Tuy cuộc sống thời kháng chiến của đồng bào và cán bộ ở đây cực kì thiếu thốn và gian khổ nhưng họ đều hết sức gắn bó, lạc quan, yêu đời:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Và sâu nặng hơn cả, đẹp hơn cả vẫn là nghĩa tình thắm thiết và son sắt của đồng bào Việt Bắc đối với cách mạng, với kháng chiến.
Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?
Tiếp theo là hình ảnh Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc anh hùng, trong khí thế bộ đội dân công náo nức hành quân ra trận:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên...
Khép lại hình ảnh Việt Bắc kháng chiến, Việt Bắc anh hùng là cảnh một cuộc họp của Trung ương, Chính phủ, bộ máy đầu não của cuộc kháng chiến, giản dị mà trang nghiêm giữa núi rừng rỡ ràng ánh sáng, đỏ rực màu cờ.
Tác giả khẳng định vị trí quan trọng cùa miền đất quê hương cách mạng và của Đảng đối với quân dân cả nước trong những năm tháng kháng chiến trường kì gian khổ:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bẩc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ẩy, ai quên
Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa.
Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.
Việt Bắc là một bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tô Hữu, nhất là ở đoạn trích giảng này.
Ở đây, màu sắc dân tộc thấm đượm từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Một số biểu hiện chính của điều này là:
Copyright © 2021 HOCTAP247