Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Việt Bắc (tiếp theo) - Tố Hữu Việt Bắc liên hệ Từ Ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu

Việt Bắc liên hệ Từ Ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Việt Bắc liên hệ Từ Ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu

       Hãy cùng CungHocVui đến với bài cảm nhận đoạn thơ liên hệ Việt Bắc Từ Ấy dưới đây để tìm hiểu về sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu. Cùng chính từ việc phân tích Việt Bắc liên hệ Từ Ấy, chúng ta có thể thấy rõ sự chuyển hóa trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đó hiểu hơn về hồn thơ rất riêng của người con cách mạng - Tố Hữu.

Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình- CungHocVui

Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình

Mở bài Việt Bắc liên hệ Từ ấy  

     Đặng Thai Mai đã từng có những lời nhận xét như sau: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca”. 

       Có thể nói, cả cuộc đời thơ của Tố Hữu đều có sự gắn bó mật thiết với con đường cách mạng đầy gian khổ nhưng cũng không thiếu những chiến thắng vang dội lịch sử dân tộc. Vì thế mà, tất cả các tác phẩm của ông đều mang khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp cùng chất liệu dân tộc theo một cách rất riêng biệt, rất độc đáo. 

       Thơ Tố Hữu là thơ có giọng điệu dạt dào tình cảm, nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, cổ vũ tinh thần cách mạng của quân và dân trong thời chiến gian nan. 

       Trong đó, Từ Ấy và Việt Bắc là hai tác phẩm nổi bật nhất. Hai tác phẩm này được sáng tác vào hai giai đoạn khác nhau của cách mạng, vì thế mà nó cũng mang sự vận động, dịch chuyển trong cái tôi trữ từ qua hai giai đoạn lịch sử của đất nước.

Xem thêm: 

Top 3 cách viết mở bài Từ Ấy hay nhất

Cảm nhận về bài thơ Từ Ấy chi tiết

Thân bài Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động trong thơ của Tố Hữu

Cái tôi trữ tình - Nét đặc sắc riêng của từng thi sĩ

       Cái tôi trữ tình có thể được hiểu là những suy nghĩ, cảm nhận riêng biệt nhất của mỗi tác giả về cuộc đời, về xã hội và đất nước. Nó được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm văn học trong từng giai đoạn lịch sử với những hoàn cảnh khác biệt. 

       Với Tố Hữu, cái tôi trữ tình của ông gắn liền với chặng đường cách mạng đầy khó khăn gian khổ, nhưng cũng không thiếu đi nét vẻ vang trong thắng lợi của đất nước, của nhân dân. Đặc biệt, đó là một cái tôi được đặt trong vòng tay của dân, của Đảng và của nhà nước. 

       Thơ của ông vì thế mà vui những niềm vui chung, đau những nỗi đau thời đại, nó góp phần thúc đẩy những cảm hứng chung. Và dù cho là cái tôi cá nhân, nhưng cái tôi của ông trong thơ lại chẳng hề mang tính cá nhân, biệt lập trong dòng suy nghĩ riêng.

Dù thế nào, Tố Hữu vẫn giữ nguyên vẹn tình cảm với cách mạng

Liên hệ giữa Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu- CungHocVui

Liên hệ giữa Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu

       Trong các tác phẩm của Tố Hữu, cái tôi trữ tình của nhà thơ luôn hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng của người chiến sĩ cách mạng khát khao được hòa mình với cộng đồng. Đặc biệt, trong tập thơ đầu tay của mình - Từ Ấy - ông đã thể hiện khát vọng cháy bỏng đó qua những vần thơ nhẹ nhàng và sâu lắng:

                                                "Tôi buộc lòng tôi với mọi người

                                                Để tình trang trải với trăm nơi

                                                Để hồn tôi với bao hồn khổ

                                                Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

                                                Tôi đã là con của vạn nhà

                                                Là em của vạn kiếp phôi pha

                                                Là anh của vạn đầu em nhỏ

                                                Không áo cơm, cù bất cù bơ..."

       Càng về sau, càng đi chung với những người cùng chí hướng trên chặng đường cách mạng gian nan, khó nhọc thì cái tôi trữ tình của ông lại càng thêm sâu sắc. Cái tôi chiến sĩ đó đã hóa thành cái tôi lớn, là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh nhân dân. 

       Cũng vì thế mà những vần thơ được ông viết lên lại càng mặn mà, sâu lắng tình cách mạng. Từ đó, cái tôi trữ tình gắn liền với cách mạng đó, một mặt giữ mãi những sơ tâm thuở đầu, một mặt trưởng thành và chuyển mình thành hồn thơ nguyện trọn vẹn với cách mạng, nghệ thuật và tình yêu.

Xem thêm: 

Soạn bài thơ Từ ấy của Tố Hữu đầy đủ nhất

Phân tích lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy

Sự vận động cái tôi trữ tình thể hiện qua cơ sở ra đời

       Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự chuyển mình của cái tôi trữ tình ấy trước hết qua cơ sở ra đời của hai tác phẩm. Với Tố Hữu, mỗi tác phẩm của ông đều mang ý nghĩa và đánh dấu những cột mốc quan trọng đối với cách mạng và sự nghiệp lâu dài của dân tộc. 

       Trong đó, Từ ấy là bài thơ được ông sáng tác vào những ngày cách mạng nước nhà đang dần có những đường lối rõ ràng. Vào tháng 7/1938, Tố Hữu - một người thanh niên Huế luôn tích cực tham gia các phong trào thanh niên - được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. 

       Đối với chàng thanh niên trẻ mới vừa tròn 18 tuổi ấy, đây là một niềm hạnh phúc mãnh liệt, là một cột mốc sáng chói trong cuộc đời thơ ca và sự nghiệp cách mạng của ông. 

       Nếu như Từ ấy là một tác phẩm được sáng tác từ niềm hân hoan riêng của tác giả, thì đến Việt Bắc, cảm hứng chủ đạo cho bài thơ chính là niềm hân hân chung của cả dân tộc. 

       Bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu viết sau sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ (7/1954), hiệp định Giơ ne vơ được ký kết đã đem lại sự độc lập cho miền Bắc. Từ đó, một trang sử mới của dân tộc đã được mở ra. 

       Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui như muốn vỡ òa ấy, việc phải rời xa chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô đã khiến người chiến sĩ chìm trong những nỗi niềm xúc động khó tả, xen lẫn chút tiếc nuối nhớ thương. Cũng chính từ những cung bậc cảm xúc đó, Việt Bắc đã ra đời và ghi một dấu ấn khó phai trong sự nghiệp văn chương của Tố Hữu.

Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình qua nội dung

 Sự vận động cái tôi trữ tình của thơ Tố Hữu được thể hiện qua nội dung- CungHocVui

Sự vận động cái tôi trữ tình của thơ Tố Hữu được thể hiện qua nội dung

       Sự vận động cái tôi trữ Tình của Tố Hữu có thể nhìn thấy trong sự thay đổi về hoàn cảnh lịch sử. Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng lịch sử, nội dung của tác phẩm cũng có sự thay đổi. Và dĩ nhiên, cái tôi trữ tình ấy đã có một sự vận động để trưởng thành hơn. 

       Tuy nhiên, dẫu mọi thứ có thay đổi như thế nào, thì lý tưởng cách mạng cùng tình yêu đất nước của ông vẫn mãi nguyên vẹn, chẳng hề sờn đi theo năm tháng. Có thể nói, sự chuyển mình của cái tôi đó chính là sự tự hoàn thiện của thi nhân, cũng là sự phát triển của cách mạng dân tộc từ non trẻ đến khi trưởng thành. 

       Ở Từ ấy, ta như nhìn thấy niềm vui sướng, hạnh phúc của chàng thiếu niên mười tám tuổi được giác ngộ lý tưởng cách mạng tràn ngập trong lời thơ:

                                                Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                                                Mặt trời chân lý chói qua tim.”

       Giọng thơ nghe thật bay bổng nhưng cũng không kém phần nhiệt huyết với nỗi niềm khao khát mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, vào nhân dân, được cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp chung của tổ quốc. Lúc này, cái tôi cá nhân của Tố Hữu đã được thể hiện với tràn ngập năng lực tích cực. 

       Mỗi một dòng thơ đều cho ta sự nhiệt huyết và khí thế của một chàng trai đang kích động vui sướng trong khúc hát quân hành. Đọc tác phẩm, ta như thấy được cái tôi trữ tình của một hồn thơ cởi mở, sẵn sàng đón nhận, sẵn sàng hòa nhập, sẵn sàng hợp thể với cái tôi chung của cộng đồng.

Xem thêm:

Top 4 cách mở bài Việt Bắc hay nhất

Phân tích 8 cầu thơ đầu của bài Việt Bắc- Tố Hữu

       Việt Bắc ra đời vào đúng mười sáu năm sau. Trong một hoàn cảnh mới, được sự tôi luyện của chiến trường khắc nghiệt cùng cuộc sống gian khổ mà cũng không kém phần vẻ vang, Tố Hữu đã chẳng còn là một chàng thanh niên vừa mới bước chân vào con đường cách mạng. Tiếng súng đạn đã dạy ông trở thành một người chiến sĩ nòng cốt, quả cảm và anh dũng. Vì thế mà, những cảm nhận của ông cũng đã có sự chuyển mình, đổi mới.

       Ở Việt Bắc, ta chẳng còn nhìn thấy khát khao và cảm xúc được bộc lộ trực tiếp mà thấy sự ấm áp cùng những suy tư chan chứa ân tình thủy chung. Việt Bắc không chỉ là một bài thơ, nó còn là một bức tranh hồi tưởng về tháng ngày kháng chiến trường kỳ khắc nghiệt, là lời giãi bày nỗi nhớ nhung của người đi với kẻ ở, là ca khúc mang những giai điệu bùi ngùi, xúc động. Đặc biệt, ở bài thơ này, cái tôi trữ tình đã nhập với cái ta chung của dân tộc. 

       Lời người đi nói với người ở lại, lời người ở lại dành cho người đi cứ thế luân phiên thay đổi với danh xưng “ta với mình”, “mình với ta”. Phải chăng, Việt Bắc chính là tiếng nói đại diện cho tình cảm của bao chiến sĩ đã cùng đồng cam cộng khổ, đã cùng chiến đấu và gắn bó với nhau tại núi rừng Tây Bắc, để rồi họ thổ lộ tình cảm của mình với đồng bào, với cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đây.

       Cả bài thơ Việt Bắc đều sáng lên lòng biết ơn sâu sắc cùng những lời gợi nhắc đến ân tình sâu sắc, thủy chung. Dẫu đó là những cảm xúc khó tả, là sự xúc động, bịn rịn giữa người ra đi - kẻ ở lại, nhưng nó tuyệt nhiên không phải là nỗi buồn bã ủy mị. Bởi lẽ, ai cũng sẽ hiểu rằng, quá khứ dù đẹp mấy rồi cũng sẽ qua đi, thay vì cứ mãi đau buồn sống trong đó, sao không đón chờ tương lai tươi đẹp hơn ở phía trước. 

       Hơn cả thế, sự chia tay ngày hôm nay lại chính là tiền đề cho sự thống nhất đất nước ngày mai.

                                                “Mình về mình có nhớ ta

                                                Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

                                                Mình về mình có nhớ không?

                                                Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Sự vận động cái tôi trữ tình thể hiện qua phong cách viết

Việc Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động của nhân vật trữ tình- CungHocVui

Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động của nhân vật trữ tình

       Cùng với đó, sự vận động của cái tôi trữ tình còn được thể hiện rõ nét từ phong cách viết thơ của Tố Hữu. Nếu như trong Từ Ấy, ông chọn cho mình thể thơ tự do với những vần thơ bay bổng để đẩy cảm xúc lên cao trào, thì Việt Bắc lại được ông truyền đạt với thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc. 

       Chính điều này cũng khẳng định sự phát triển, trưởng thành trong chính hồn thơ Tố Hữu. Ông đã chuyển từ khuynh hướng trữ tình chính trị sang dòng thơ mang khuynh hướng trữ tình chính trị kết hợp cùng chất liệu truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. 

       Như vậy, có thể chứng minh rằng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu đang có sự vận động và dịch chuyển để tiến gần đến nhân dân, gắn bó với nhân dân.

Kết bài Việt Bắc liên hệ Từ ấy để thấy sự vận động cái tôi trữ tình

       Sự vận động cái tôi trữ tình của Tố Hữu được đánh giá là có mối quan hệ chặt chẽ và gắn với hoàn cảnh lịch sử cũng như sự phát triển của phong trào cách mạng dân tộc. 

       Tố Hữu, từ một hồn thơ trẻ trung, bay bổng trong những suy nghĩ của cái tôi mạnh mẽ, đã dần chuyển mình để trưởng thành hơn. Nhưng rồi, dẫu cho thời gian có làm người ta thay đổi đến đâu, thì hồn thơ ấy vẫn luôn giữ nguyên vẹn những tình cảm sơ tâm buổi ban đầu với cách mạng, với sự nghiệp chung của đất nước.

       Từ Việt Bắc liên hệ Từ ấy, bạn đọc có thể cảm nhận được sự vận động cái tôi trữ tình trong hồn thơ Tố Hữu. Hy vọng bài viết CungHocVui sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Copyright © 2021 HOCTAP247