Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Sóng - Xuân Quỳnh Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bài Sóng lớp 12

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bài Sóng lớp 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bài Sóng lớp 12

Ở bài viết này  sẽ đi vào hướng dẫn các bạn cách vẽ sơ đồ tư duy Sóng - một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Cùng đi vào tìm hiểu nhé!

I. Tóm tắt tác phẩm

Sóng là một bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Bài thơ được viết năm 1967, khi nhà thơ hăm hở đi vào tuyến lửa. Nơi mảnh đất đầy bom đạn với "Gió Lào cát trắng" ấy, Xuân Quỳnh đã hái những bông hoa thơ "dọc chiến hào". Đến với chiến tranh ác liệt, Xuân Quỳnh đã tìm thấy sự sống mãnh liệt. Đến nơi cát bỏng, chị lại nghe được lời ru "dữ dội và dịu êm" của sóng. Sóng là sự gặp gỡ kì diệu, là sự cộng hưởng nhịp nhàng giữa hồn thơ Xuân Quỳnh và sóng biển. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ.

Người phụ nữ trong bài thơ (em) soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng mang tâm trạng của mình đến đại dương cuộc đời và biển lớn tình yêu. Với Sóng. Xuân Quỳnh đã tìm được một hình tượng xác đáng, đẹp đẽ để nói lên khát vọng của trái tim người phụ nữ trong tình yêu. Đứng trước đại dương mênh mông, thâm thảm, đối diện với cái vô biên, vĩnh hằng, con người thường cảm thấy mình nhỏ bé, mong manh, tâm trang thường dễ bồi hối xúc cảm.

Viết về tình yêu, Xuân Quỳnh cũng đã hơn một lần tìm đến kí thác vào biển ( Thuyền và biển).Tưởng "chỉ có thuyền mới hiểu" biển và "chỉ có biển mới biết" thuyền nhưng dường như Thuyền và biển chưa nói hết được những khát vọng tình yêu, những trăn trở, âu lo và những nhớ trong trái tim dịu êm đầy bão tố của người phụ nữ nên một lần nữa, Xuân Quỳnh lại tìm đến biển, gửi tâm sự vào Sóng. Sóng là gương mặt, là nhịp thở, là mạch đập con tim của biển. Sóng là thế giới của hình ảnh và âm thanh ngàn đời không hát trọn khúc tình ca. Sóng hiền hòa, êm dịu là thế mà chất chứa những dữ dội, phong ba cũng là thế. Sóng cứ triền miên như nỗi nhớ, niềm yêu không bao giờ nguội tắt,... Xuân Quỳnh đã tìm thấy ở sóng một ý nghĩa ẩn dụ cho một tình yêu lớn lao, mãnh liệt. Nỗi trăn trở, khao khát của trái tim yêu trong Xuân Quỳnh đã thổi hồn vào sóng khiến cho ngay từ đầu con sóng tâm trạng đã ùa vào con sóng đại dương tạo nên những đợt sóng cảm xúc trong tâm hồn người đọc.

Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

II. Sơ đồ tư duy bài Sóng

  • Mẫu tham khảo số 1

Sơ đồ tư duy bài Sóng

  • Mẫu tham khảo số 2

Sơ đồ tư duy bài sóng số 1

  • Mẫu tham khảo số 3

​​​​​​​Sơ đồ tư duy bài sóng số 2​​​​​​​

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách vẽ sơ đồ tư duy Sóng Xuân Quỳnh, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

Copyright © 2021 HOCTAP247