Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Bảo Vệ Tổ Quốc Tuần 19 - Luyện từ và câu: Nhân hóa: Ôn tập: Cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? - Tiếng Việt 3

Tuần 19 - Luyện từ và câu: Nhân hóa: Ôn tập: Cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 8 - 9 sgk Tiếng Việt 3): Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

 

Theo làn gió mát

Đóm đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.

VÕ QUẢNG

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của đom đóm được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

Gợi ý: 

a) Con Đom Đóm được gọi bằng anh.

b) Đó là các từ ngữ: chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I), còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người (nhân hóa)?

Gợi ý: 

  • Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là:
    • Con vật: Cò Bợ, Vạc
    • Từ ngữ để gọi: chị, thím
    • Hoạt động: ru con, lặng lẽ mò tôm.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Khi nào?"

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Gợi ý: 

a) Khi trời đã tối

b) Tối mai

c) Trong học kì I

Câu 4 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Trả lời câu hỏi:

a) Lớp em bắt đầu học kì II khi nào?

b) Khi nào học kì II kết thúc?

c) Tháng mấy các em nghỉ hè?

Gợi ý: 

a) Lớp em bắt đầu học kì II vào giữa tháng 1.

b) Vào khoảng giữa tháng 5, học kì hai kết thúc

c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè. 

  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nắm được kiến thức về phép tu từ nhân hóa.
    • Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247