Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài đàn ghi ta của Lor-ca

Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài đàn ghi ta của Lor-ca

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca

Hướng dẫn giải

- Đôi nét về tác giả Thanh Thảo: là nhà thơ luôn có trăn trở trong việc cách tân nghệ thuật thơ Việt, thơ ông là tiếng nói suy tư, triết lí về những vấn đề thời đại.

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng Lor – ca: bài thơ mang xu hướng cách tân, đạm chất tượng trưng siêu thực. Lor – ca là nguồn cảm hứng để tác giả viết bài thơ và cũng là hình tượng trung tâm trong bài

- Lor – ca là một người nghệ sĩ – chiến sĩ dành cả cuộc đời mình cho sự đấu tranh: mở đường cho sự cách tân nghệ thuật trên nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha, đấu tranh với phát xít độc tài.

1. Lor – ca người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc

- “những tiếng đàn bọt nước”: gợi liên tưởng đến nghệ thuật lung linh mà Lor – ca tạo ra, con là dự cảm không lành vì ngắn ngủi, mong manh của số phận người nghệ sĩ bạc mệnh.

- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: gợi lên cuộc đấu tranh giữa một bên là dân chủ tự do với một bên là phát xít độc tài.

- Ở đó, Lor – ca như một người hùng tự do nhưng đơn độc trên trên con đường đấu tranh cho sự cách tân nghệ thuật, cho nền dân chủ.

2. Lor – ca cái chết đầy oan khuất

- Lor – ca đầy khí phách, yêu đời, “nghêu ngao” những lời ca ngợi ca tự do trên quê hương Tây Ban Nha của mình.

- Cái chết oan khuất, bi thảm “bổng” ập đến với người nghệ sĩ, người hùng ấy. Cả đất nước “Tây Ban Nha” “kinh hoàng”, nuối tiếc trước sự ra đi của chàng, của nghệ thuật chân chính.

- Dù đối diện trước cái chết, Lor – ca vẫn hiên ngang, say sưa trong miền cách tân nghệ thuật “chàng đi như người mộng du”.

3. Lor – ca người nghệ sĩ bất tử cùng nghệ thuật chân chính

- “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy”: màu nâu gợi đến màu của vỏ đàn, của đất mẹ, màu của đôi mắt, mái tóc, làn da người thương. Đó là những cảm hứng trong nghệ thuật của Lor – ca (vì quê hương, vì tình yêu và vì chính nghệ thuật).

- “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor – ca gắn với tuổi trẻ,

- “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” là biểu trưng về sự mong manh của nghệ thuật, về cái chết của người nghệ sĩ.

- Số phận của nghệ thuật Lor – ca sau khi chàng mất:

    + “Không ai chôn ... mọc hoang”: hành trình cách tân nghệ thuật của Lor – ca không còn ai bước tiếp, bởi vậy nghệ thuật như bị bỏ hoang.

    + Mặt khác, dù Lor – ca đã mất nhưng nghệ thuật vẫn bất diệt, tồn tại với thời gian với sức sống mãnh liệt như cỏ hoang.

- “giọt nước mắt” là sự tiếc thương, “vầng trăng” là niềm tin nghệ thuật, dù ở nơi tối tăm sâu thẳm thì tâm hồn trong sáng của người nghệ sĩ vẫn soi tỏ cho thế hệ sau.

- Lor - ca đã mất “đương chỉ tay đã đứt”, chàng giã từ cuộc đời hữu hạn để đến thế giới vô hạn bằng phương tiện “chiếc ghi ta” – nghệ thuật.

- “ném lá bùa”, “ném trái tim”: chính là sự giải thoát của Lor – ca sau khi chết. Người nghệ sĩ chân chính ý thức được “cái chết” của bản thân là để nghệ thuật được tái sinh mạnh mẽ, để hệ sau tiếp tục cách tân.

    + Ý thức của Lor – ca cũng thể hiện qua lời đề từ của bài thơ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: đó là sự gắn bó của Lỏ - ca với nghệ thuật, cũng là thông điệp muốn thế hệ sau vượt qua án ngữ nghệ thuật của mình.

- “li la li la ...”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor – ca.

- Trình bày suy nghĩ về hình tượng Lor – ca.

- Tổng kết giá trị nghệ thuật: thể thơ tự do, hình thức phóng khoáng, xây dụng thành công hình tượng Lor – ca và tiếng đàn, kết hợp hà hòa giữa thơ và nhạc, ...

- Bài thơ thể hiện sự trân trọng, xót thương của tác giả với Lor – ca, thể hiện khát khao cách tân nghệ thuật của mình.

Copyright © 2021 HOCTAP247