Trước khi đi vào soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc lớp 12 của Trần Đình Hựu, gửi bạn cách chia bố cục trong bài:
- Phần 1: Nêu vấn đề: từ đầu đến "với nó".
- Phần 2: Trình bày vấn đề: tiếp đến "văn học".
- Phần 3: Kết luận: còn lại.
Tiếp đến chúng ta sẽ đi vào soạn văn nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Câu 1
Cở sở để tác giả phân tích đặc điểm văn hóa:
+) Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín hay cực đoan mà là dung hòa.
+) Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, những giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực đều đã được tiếp xúc, tiếp nhận nên có sự tiếp thu chọn lọc.
+) Nghệ thuật: sáng tạo những tác phầm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ hay phi thường.
+) Ứng xử: trọng tình nghĩa, không cầu thị, cực đoan.
+) Đời sống: coi trọng thế tục, không bám lấy hiện thể hay sợ hãi cái chết
+) Trí tuệ không đề cao mà coi trọng khôn khéo, giữ mình, gỡ rối được những tình thế khó khăn.
+) Giao tiếp giữa người với người cần hợp tình hợp lí
+) Cách sống chủ yếu là an phận thủ thường
+) Quan niệm về cái đẹp là phải vừa xinh vừa khéo
+) Màu sắc được ưa chuộng nhiều nhất là nhẹ nhàng, thanh nhã
Câu 2
Sáng tạo văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm nổi bật như:
- Con người mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch
- Con người hiền hậu, nghĩa tình và có văn hóa nhân bản
Hai điều trên được thể hiện qua:
- Công trình kiến trúc: chùa Một Cột, lăng tẩm cho vua chúa
- Trọng lời ăn tiếng nói được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, dân ca xưa
Câu 3
Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của nền văn hóa truyền thống là thiếu sự đột phá, tính sáng tạo vẫn còn mang khả năng phi phàm và kì vĩ. Văn hóa truyền thống không đề cao trí tuệ, con người không mong cao xa, khác người, chỉ mong sự ổn định.
Tác giả cũng chỉ ra rằng chính ý thức từ lâu đời về sự nhỏ yếu, hoàn cảnh đất nước nhiều khó khăn và dân tộc gặp nhiều bất trắc là nguyên nhân tạo ra sự hạn chết của nền văn hóa truyền thống.
Câu 4
Dân tộc ra có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, ba tư tưởng của ba tôn giáo thấm sâu vào bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc thì người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáo:
- Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát.
- Với tư tưởng của Nho giáo thì tuyệt đối không được tiếp nhận ở những nghi lễ tủn mủn, hay là giáo điều hà khác.
=> Tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạn với những bản sắc vốn có của dân tộc.
Câu 5: Tính tích cực và hạn chế mà tác giả nói đến văn hóa Việt Nam
- Tích cực:
+ Tính thiết thực: gắn văn hóa với đời sống công động
+ Nét linh hoạt: thẩm thấu tích cực và cải biến để phù hợp với đời sống người Việt.
+ Dung hòa: hai giá trị nội sinh và ngoại sinh không bài trừ nhau.
Câu 6
- Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc
- Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, sàng lọc các giá trị văn hóa bên ngoài.
- Khẳng định của tác giả là có căn cứ và cơ sở
- Nhiều giá trị của dân tộc bị mai một, xóa nhòa khi bị đô hộ và đồng hóa thời gian dài.
Ví dụ như trong chữ viết hay thơ ca, dân tộc ta tiếp thu chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm. Những thể thơ Trung Quốc như thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyết, thất ngôn bát cú được tiếp thu để sáng tạo ra song thất lục bát hay sự biến thể có thơ bát cú.
Xem thêm >>> Phân tích bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Trên đây là bài tham khảo soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc lớp 12, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt
Copyright © 2021 HOCTAP247