Câu 1. Tác giả phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?
Đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam, Trần Đình Hượu đã phân tích trên cơ sở những phương diện chù yếu của đời sống tinh thần vật chất của dân tộc ta từ tôn giáo, nghệ thuật (hội họa, vân học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán) đến sinh hoạt (ăn, ở, mặc).
Cách trình bày vấn đề của tác giả ở đây có điếm đáng chú ý là các mặt tích cực và hạn chế cùa nền vốn hóa, ông không tách riêng thành hai luận điểm mà đan xen vào nhau trong cái tích cực có cái hạn chế. Chẳng hạn với tôn giáo người Việt Nam không có tâm lí kiến thành cuồng tín, không cực đoan mà dung hòa qổc tôn giáo, nhưng cùng không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo. Các phương diện khác nghệ thuật, ứng xử sinh hoạt cùng vậy. Về nghệ thuật tuy là có sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, kì vĩ, tráng lộ, phi thường, về phương diện ứng xứ, người Việt Nam ta trọng tình nghĩa nhưng không chuộng trí, không chuộng dũng, khéo léo không kì thị cực đoan, thích yên ổn. về phương diện sình hoạt, người Việt ta “khéo ăn thì no, kheo ‘co thì ấm”, “thái quá bất cập” cụ thể là ưa sự chừng mực, vừa phải không thái quá cũng không bất cập.
Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này.
Theo tác giả, đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa của Việt Nam là có bản sắc nhưng trong mối quan hệ với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Bản sắc riêng đó có được là do từ chính thực tế địa lí, lịch sử và đời sống dân tộc của người Việt mình trải qua quá trình tiếp xúc thu nhận và biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác ở phương Đông như Trung Hoa, Ân Độ. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực linh hoạt và chung nhâ't là dung hòa. Có thể nói văn hóa Việt Nam hướng tói sự hài hòa trên các mặt: tôn giáo, nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt. Về tôn giáo chẳng hạn, Việt Nam ta là mảnh đất có khá nhiều tôn giáo và khá nhiều sắc tộc cùng chung sống với nhau, nhưng xưa nay trong lịch sử chẳng mấy khi xảy ra xung đột lớn về tôn giáo và sắc tộc. Về nghệ thuật, các công trình kiến trúc chùa chiền, đền miếu, tháp đài... tuy là có nét tinh tế hài hòa môi trường thiên nhiên nhưng thường chuộng quy mô nhỏ, vừa, không có quy lớn, phi thường tráng lệ. về cách sống, trong đời sống hằng ngày, người Việt Nam chuộng điều thiết thực gần gũi, không mong ước cao xa khác người , hơn người mơ mộng viển vông, huyền ảo. Gặp khó khăn trong đời sống thì sẵn sàng linh hoạt tìm phương án tháo gỡ. Trong giao tiếp làm ăn , người Việt Nam thường có sự dung hòa. Tất cả nhằm để có được sự ổn định , an cứ lạc nghiệp.
Câu 3. Những đặc điểm nào có thể xem là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc.
Văn hóa Việt Nam ở ngay mặt tích cực đã ẩn chứa những hạn chế. Do quan niệm “một câu nhịn, chín câu lành", “dĩ hòa vi quý" trong mọi lĩnh vực vật chất và tinh thần nên dã bộc lộ nhược điểm là không có khát vọng sáng tạo lớn. Vì vậy, văn hóa Việt cũng không thể có dươc một tầm vóc lớn lao dủ khả nàng tạo dược ảnh hường sâu xa, đối với các nền văn hóa khác. Bởi thế Trần Đình Hượu dã viết “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa cùa ta đồ sộ, cỏ những cống hiển lớn lao cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật". “Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, ngành văn hóa nào đỏ trả thành đài danh dự thu hút, quy tụ cả nền văn hóa".
Một nét tâm lí văn hóa cũng vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của người Việt ta được tác giả đề cập là “Đôi với các dị kỉ, cái mới, không dễ gì hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải với mình, nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình". Nét tâm lí văn hóa nà, là ưu điểm, là tích cực vì đó là một trong những lí do khiến Việt Nam không có những xung đột khốc liệt về sắc tộc, tôn giáo như các cộng dồng Hồi , Ki tô giáo. Tuy nhiên đây cũng chính là vật cản sức ì không cho phép có những bước phát triển đột phá, những cách tân mạnh mẽ, táo bạo,nhj| khám phá dữ dộr là điều 'kiện để tạo ’nên tầm vóc lớn lao quy mô hoành tráng của nền văn hóa. Về điềũ này, Trần Đinh Hượu nhận xét: “Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển”. “Không có một ngành khoa học kĩ thuât, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ”. " Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”. “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo* “Không công trình kiến trúc nào kể cả của vua chúa nhằm vào sự vĩnh viễn".
Từ những nhận xét trên, tác giả nhận định chung về bản chất của văn hóa truyền thống Việt Nam: “Đó là văn hóa của dàn nông nghiệp an cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích cài thị”. Tiếp đó ông đã lí giải nguyên nhân của những hạn chế vừa nói: ‘Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yểu, về thực tể khó khăn nhiều bất trắc”.
Câu 4. Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam? Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ trong nền văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhát đến văn hóa truyền thống cua Việt Nam phải nói đó là Phật giáo và Nho giáo. Người Việt Nam dã tiếp nhận tư tướng của các tôn giáo này theo tinh thần thiết thực, linh hoạt và dung hòa đê tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Chẳng hạn người Việt thờ Phật đa phần là đế ỉàm lành lánh dữ, để hướng thiện chứ không phái đê thành Phật giác ngộ và siêu thoát. Họ quan niệm: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” hay: “Thứ nhất là tu tại gia. Thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Đặc biệt là người Việt rất phê phán, chê bai thái độ “trốn việc quan đi ở chùa” quay lưng với cuộc đời, quay lưng với nghĩa vụ và bổn phận đốì với gia dinh, đốì với làng nước. Thời đại Lí, Trần các bậc đại sư cũng đều nhập thế giúp vua an dân trị nước. Hai vua nhà Trần sau khi làm tròn trách nhiệm đốì với dân với nước đã xem ngai vàng như giày rách gửi mình vào cửa thiền vừa tu hành vừa cầu nguyện cho nước nhà thạnh trị, muôn dân yên ổn. Đó là Phật giáo. Còn Nho giáo cũng thế. Nho giáo tuy tạo ảnh hưởng sâu rộng đến đa số người Việt nhưng không hề cực đoan mà dung hòa với các tôn giáo khác. Nho giáo giúp người Việt Nam đề cao văn hóa, văn hiến, trung quân ái quốc, tôn sư trọng dạo theo bản sắc riêng của mình. Tuy tâm niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư nhưng người Việt Nam cũng luôn nhắc nhở con cháu mình “Học thầy không tày học bạn”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo đã được các nho sư yêu nước của ta tiếp thu ở khía cạnh tích cực đế’ làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc như Bỉnh "Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Văn tê nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
Câu 5. Nhận định: "Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa" nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?
Nhận định: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh
hoạt, dung hòa” vừa nêu lên mặt tích cực nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những mặt hạn chế của văn hóa Việt Nam. Tích cực là vì trong quá trình tiếp thu một cách sáng tạo các giá trị ngoại nhập, tính thiết thực đã khiến cho văn hóa Việt khăng khít hơn với đời sống của cộng đồng, của từng chủ thể văn hóa. Chẳng hạn, chùa chiền không chỉ là nơi thờ cúng hành lễ tôn nghiêm mà còn là nơi nôi tiếp cộng đồng trong nhiều hoạt động đầy tính trần thế (cưới hỏi, ma chay, nuôi trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bất íật’ nguyền...). Tính linh hoạt của văn hóa Việt Nam bộc lộ rõ ở khả thu có sáng tạo các giá trị văn hóa ngoại nhập sao cho phù hợp với đời sống cố hữu của người Việt Nam để rồi cả Phật, Nho, Lão giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo đều cổ chỗ đứng nhiêu hay ít
Câu 6. Vì sao có thể khẳng định: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị của văn hóa bên ngoài, về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". Hãy liên hệ với thực tế lịch sử và văn học Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề này
a. Nội dung chính nhận xét này của tác giả Trần Đình Hượu là: Văn hóa Việt Nam cũng như mọi nền văn hóa khác, vừa là sản phẩm của dân tộc sáng tạo nên, vừa là sản phẩm chê tác, "đồng hóa" từ các yêu tố của nền văn hóa dân tộc khác. Nói khác đi, văn hóa Việt Nam không tồn tại cô lập mà mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa của thế giới, nó là một bộ phận của văn hóa thế giới.
b. Chứng minh
- Về lịch sử: dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều đã bị mai một, xóa nhòa. Vì vậy, văn hóa Việt Nam không thể trông cậy vào khả năng tạo tác. Bởi vậy phải trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài là một yếu tố. Tuy nhiên, dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. Điều đó có thể thây rõ trong văn hóa.
- Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng, cùng những yếu tố nhân văn tích cực khác của Phật. Trong những trường hợp khác, người dân thường Việt Nam sẵn sàng có cách ứng xử khác: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" (tục ngữ).
- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. Chẳng hạn, theo Nho giáo, các chữ hiếu, tình là những quy định về đạo đức. Khi gặp mâu thuẫn người con phải hi sinh chịu tình cho chữ hiếu. Trong văn học cố Trung Quốc đã có nhiều tấm gương hi sinh như (nàng Bân, ả Tạ, cả nhân vật Kiều trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đều tự nguyện hi sinh chữ tình một cách "vui vẻ"), còn nàng Kiều của Nguyễn Du trong truyện Kiều thi không đơn giản như vậy, vì nàng quá nặng cả chữ hiếu lẫn chữ tình. Đó là sự tiếp thu văn hóa Nho giáo nhưng đã sáng tạo theo hướng "Việt hóa "
- Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu những tư tưởng của văn hóa phương Tây hiện đại nhưng cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ. Người đã tiếp thu tư tưởng nhân quyền và dân quyền, nhưng ngay trước đó, các tư tưởng lớn này đã được chế tác thành quyền độc lập, tự do của dân tộc, đó là sự tiếp thu trên tinh thần của tư tưởng yêu nước Việt Nam.
Copyright © 2021 HOCTAP247