Trang chủ Lớp 12 Vật lý Lớp 12 SGK Cũ Bài 17. Máy phát điện xoay chiều Lưu lại ngay bộ lý thuyết chung nhất về máy phát điện xoay chiều

Lưu lại ngay bộ lý thuyết chung nhất về máy phát điện xoay chiều

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Lưu lại ngay bộ lý thuyết chung nhất về máy phát điện xoay chiều

Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về máy phát điện trên dòng điện xoay chiều xem liệu cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó như thế nào nhé!

I. Tổng quan về máy phát điện xoay chiều

    1. Định nghĩa

Máy phát điện XC là một máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng dưới dạng của điện xoay chiều. Vì lý do chi phí và đơn giản, hầu hết các phát điện sử dụng một từ trường quay với một thiết bị cố định.

    2. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 1 pha

Các bộ phận bao gồm:

  • Phần cảm ( hay còn gọi là Roto): được tích hợp một nam châm điện hoặc sử dụng nam châm vĩnh cửu có tác dụng => từ trường B xuất hiện: Với máy có công suất lớn ta dùng nam châm điện và máy có công suất nhỏ ta dùng nam châm vĩnh cửu.
  • Phần còn lại ( phần ứng stato): bao gồm 1 cuộn dây hoặc khung dây dẫn quấn quanh 1 trục có tác dụng tạo ra dao động.
  • Bộ góp điện: Gồm 2 vành khuyên
  • Chú ý: Đối với máy phát có phần cảm quay, phần ứng đứng yên và không cần bộ góp điện.

Nguyên tắc hoạt động của máy dựa trên hiện tượng cảm ứng từ.

Hoạt động: khi φ qua khung biến thiên điều hòa tạo ra ở mạch ngoài dao động xoay chiều biến thiên điều hòa.

    3. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha

Các bộ phận chính:

  • Phần cảm hay còn gọi là roto được tích hợp 1 nam châm điện có thể quay quanh trục cố định từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng và xuất hiện từ trường biến thiên.
  • Phần ứng hay được gọi là stato được tích hợp 3 cuộn giống nhau về kích thước cũng như cùng số vòng và được bố trí trên vòng tròn lệch nhau 1 góc 120 độ .

Nguyên tắc hoạt động: tuân theo quy luật cảm ứng từ

Cách mắc:

  • Mắc theo hình sao
  • Mắc theo hình tình tam giác

    4. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều

Các loại máy phát điện cho dù là 1 pha hay 3 pha đều hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ.

Mới nhất

II. Bài tập máy phát điện xoay chiều

Để nắm chắc kiến thức về máy phát điện trên dòng điện xoay chiều mà chúng tôi đã tổng hợp bên trên, mời bạn theo dõi một số bài tập dưới đây để nắm chắc hơn dạng bài tập này hoặc nếu có bài tập hay xin hãy chia sẽ cho chúng tôi biết nhé!

Câu 1: Cho một động cơ điện xoay chiều đặt vào đó một hiệu điện thế U = 220V, công suất Q = 80W . Cho thêm hệ số cống suất = = 0,8 , R = 32 Ω và hiệu suất > 85% . Công suất hao phí được hình thành do tỏa nhiệt. I max là:

  1. 1A
  2. \(5\sqrt 2 A\)
  3. \(\dfrac{\sqrt 3}{2} A\)
  4. \(\dfrac{\sqrt 2}{2} A\)

Đáp án đúng: D

Câu 2:Cho một máy phát điện với cấu tạo roto quay với vận tốc 1500 vòng/min, stato bao gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, đặt vào đó suất điện động là 220V, từ thông max đi qua mỗi vòng dây là 5mWb. Tính số vòng mỗi cuộn của stato?

A.198 vòng.

B.99 vòng.

C.140 vòng.

D.70 vòng.

Đáp án: B

Thông qua bài viết trên hãy cho chúng tôi biết bạn đã hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chưa nhé. Nếu có đóng góp hay ý kiến tham khảo hay xin vui lòng để lại dưới mục comments, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp hết nhưng thắc mắc của các bạn. Cảm ơn độc giả đã quan tâm và đón đọc!

Copyright © 2021 HOCTAP247