Tuần 33 - Tập làm văn: Ghi chép sổ tay - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 130 SGK lớp 3): Đọc bài báo sau:

Alô

Đô-rê-mon

Thần thông đây!

a) Mon ơi! Giải thích giúp mình với: “Sách đỏ” là sách gì?

NGUYỄN TÙNG NAM (Hà Nội)

Câu hỏi của Tùng Nam hay quá! "Sách đỏ" là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm. Các loài này đang giảm sút nhanh về số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Cuốn "Sách đỏ" đầu tiên của nước ta in năm 1992.

b) Mon có thể nói về một vài loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được không?

TRẦN ÁNH DƯƠNG (Thái Bình)

Ở Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,… Các loài thực vật quý hiểm là: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,…

Trên thế giới, chim kền kền ở Mĩ chỉ còn 70 con đang nuôi trong vườn thú; cá heo xanh Nam Cực còn 500 con; gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con,…

Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, chúng ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.

Câu 2 (trang 130 SGK lớp 3): Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.

Gợi ý:

  • Các ý cần ghi:
    • "Sách đỏ" là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
    • Ở Việt Nam:
      • Các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là: sói đỏ, cáo, gấu, chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác ...
      • Các loài thực vật quý hiếm là trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất...
    • Trên thế giới: chim kền kền, cá heo xanh, gấu trúc còn rất ít.
    • Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Nắm được các ý chính trong bài báo đã được đọc.
    • Biết cách ghi vào sổ tay những ý chính khi đọc báo.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247