Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Măng mọc thẳng Tuần 5 - Chính tả Nghe - viết: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4

Tuần 5 - Chính tả Nghe - viết: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết Những hạt thóc giống

  • Từ khó
    • Chăn trâu
    • Bắt sâu
    • Phương bắc
    • Trông thấy

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Những hạt thóc giống

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết: Những hạt thóc giống (từ "Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" )

  • Bạn đọc, em viết.
  • Em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng

Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn đã cho ( SGK TV4, tập 1 trang 47-48)

  • Đọc từng đoạn văn, đến chỗ bị bỏ trống suy nghĩ xem nội dung câu đó diễn đạt ý gì, dùng từ nào thì kết hợp được với các từ đứng trước, đứng sau từ tìm được thích hợp ( từ tìm được phải bắt đầu bằng "l hoặc n", vần "en hoặc eng") thì em điền vào chỗ trống. Lần lượt em điền như sau:

a) "...tìm lời giải ...Hưng nộp bài ...lần này ...làm em...lâu nay...lòng thanh thản ...làm bài"

b) "...người chen chân ...len qua ...leng keng ...áo len...màu đen...khen em ngoan"

Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4): Giải thích những câu đố sau (SGK TV4, tập 1 trang 48)

a)

Mẹ thì sống ở trên bờ

Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.

Có đuối, bơi lội lao xao

Mất đuối tức khắc nhảy nhao lên bờ

(Là con gì?)

→ Dựa vào những yếu tố đã cho, kết hợp với quan sát thường ngày khi ngồi cạnh bờ ao, em sẽ thấy con vật có tên bắt đầu bằng "n"

⇒ Đó chính là con "nòng nọc"

b)

Chim gì liệng tựa con thoi

Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa

(Là con gì?)

→ Em dựa vào hai yếu tố để tìm: Con chim gì khi nó xuất hiện thì mùa xuân đến. Tên con chim ấy có vần "en"

⇒ Đó chính là con chim én

  • Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Những hạt thóc giống, các em cần nắm được:
    • Kiến thức - kĩ năng
      • Nhớ - viết lại đúng, trình bày đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
      • Làm đúng các BT(2) a/b để từ đó biết cách phân biệt l/n, en/eng trong câu
      • Học sinh khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT(3)
    • Thái độ

      • Giáo dục học sinh tính cẩn thận.

      • Có tính trung thực, dũng cảm trong cuộc sống.

  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng.

Copyright © 2021 HOCTAP247