Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Măng mọc thẳng Tuần 6 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng - Tiếng Việt 4

Tuần 6 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt 4): Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : "Minh là một học sinh có lòng.... Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không .... Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm,.... nhất cũng dần dần thấy.... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào.... Lớp 4A chúng em rất.... về bạn Minh.

(Từ để chọn : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.)

Gợi ý:

  • Các từ được điền vào chỗ trống theo thứ tự:
    • tự trọng
    • tự kiêu
    • tự ti
    • tự tin
    • tự ái
    • tự hào

Câu 2 (trang 62 sgk Tiếng Việt 4): Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:

Nghĩa  Từ 
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với một người nào đó. - trung thành
-Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi. - trung hậu
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa. - trung kiên
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. - trung thực
- Ngay thẳng, thật thà - trung nghĩa

Gợi ý:

  • Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành.
  • Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là trung kiên.
  • Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa.
  • Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu.
  • Ngay thẳng, thật thà là trung thực.

Câu 3 (trang 62 sgk Tiếng Việt 4): Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)

Gợi ý:

a) Trung có nghĩa là "ở giữa": trung thu, trung bình, trung tâm

b) Trung có nghĩa là "một lòng một dạ": trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

Câu 4 (trang 62 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu với một từ đã cho trong bài tập 3.

Gợi ý:

  • Hằng ngày, khi đi học, em thường được ba chở ngang qua trung tâm mua sắm Vincom.
  • Thông qua bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng, các em cần nắm được những nội dung chính sau:
    • Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực - Tự trọng
    • Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm:Trung thực - Tự trọng.
    • Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, để viết.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện, đã đọc cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247