Peptit là dạng bài tập của hóa hữu cơ. Tuy công thức và lý thuyết có phần dài và khó nhớ nhưng lại rất dễ làm bài tập nên các bạn học sinh hãy chăm chỉ tìm kiếm và nắm chắc kiến thức để làm bài tập một cách tốt nhất
I. Liên kết peptit
- Liên kết peptit là liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α - aminoaxit
- Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α - aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng màu Biure
Peptit và protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím đặc trưng. Chú ý: Đipeptit không có phản ứng này.
2. Phản ứng thủy phân peptit hoàn toàn tạo các a - aminoaxit
Khi thủy phân peptit hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:
- Trong môi trường trung tính: n-peptit + (n-1)\(H_2O\) → aminoaxit.
- Trong môi trường axit HCl: n-peptit + (n-1)\(H_2O\) + (n+x)HCl → muối amoniclorua của aminoaxit. Trong đó x là số mắt xích Lysin trong n - peptit
- Trong môi trường bazơ NaOH: n-peptit + (n+y) NaOH → muối natri của aminoaxit + (y +1) \(H_2O\) với y là số mắt xích Glutamic trong n-peptit.
Trường hợp thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các aminoaxit và các oligopeptit.
III. Cách thức quy đổi peptit
Xét các peptit được tạo từ các amioaxit no, hở chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm \(NH_2\).
peptit +(k-1)\(H_2O \rightarrow kH_2N -[[CH_2]_n]-COOH\)
=> Coi peptit = -(k-1)\(H_2O+kNH_2+knCH_2+kCOOH\)
a \(\rightarrow -a(k-1)\ \rightarrow ka \ \rightarrow kna \ \rightarrow ka \) : mol
=> peptit \(\overset{quy\ đổi }{\rightarrow} \begin{Bmatrix}COOH\\ NH_2\\ CH_2\\ H_2O\end{Bmatrix}\)
- Một số điều kiện ràng buộc trong quá trình quy đổi được rút ra như sau:
\(\xrightarrow[ràng \ buộc]{điều\ kiện}\) \(\begin{Bmatrix}n_{COOH}=n_{NH_2}\\ n_{COOH}+n_{H_2O}=n_{peptit}\\ \dfrac{H_2O}{1-k}=\dfrac{n_{COOH}}{k}=n_{peptit}\\ (H_2O < 0, k \ là\ số \ mắt \ xích)\end{Bmatrix}\)
IV. Công thức tổng quát của peptit
Công thức của \(\alpha -\) aminoaxit no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -\(NH_2\)và 1 nhóm -COOH là (\(H_2N-C_mH_{2m}-COOH\)) hay( \(C_mH_{2m+1}NO_2\)) và công thức của các gốc \(\alpha -\)aminoaxit ( gốc axyl ) là \(C_mH_{2m}NO\)
Theo định nghĩa ta dễ dàng suy ra peptit gồm k gốc \(\alpha -\)aminoaxit (\(C_mH_{2m-1}NO\)) và 1 phân tử \(H_2O\) kết hợp với nhau. Sơ đồ
\(k C_mH_{2m-1}NO+H_2O \rightarrow C_{mk}H_{2mk+2-k}N_kO_{k+1}\)hay \(C_nH_{2n+2-k}N_kO_{k+1}\)(1)
Công thức (1) chính là Công thức tổng quát của peptit . Với \(\dfrac{n}{k}=m\) chính là Số Cacbon trung bình trong 1 phân tử \(\alpha -\)aminoaxit tạo nên peptit
V. Bài tập peptit hay và khó
Câu 1: Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ một aminoacid X mạch hở ( phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 ). Phần trăm khối lượng Nito trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là:
A. 4,1945. B. 8,389. C. 12,58. D. 25,167.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2a mol tripeptit mạch hở X và a mol tetrapeptit mạch hở Y (biết rằng X, Y đều được tạo thành từ các α-amino axit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là:
A. 69,18 gam B. 67,2 gam C. 82,0 gam D. 76,2 gam
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn (a) mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit mạch hở (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được (b) mol CO2 ;(c)mol H2O;(d) mol N2.THủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH ( lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu.Giá trị m là?( biết b-c=a)
A 60,4 B.60,6 C.54,5 D.60
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly,Ala và Val.Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X,Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A.102,4. B.97,0. C.92,5. D.107,8.
VI. Một số bài tập về peptit có lời giải
Câu 1: Một đipeptit có khối lượng mol bằng 146. Đipeptit đó là:
A. ala-ala B. gly-ala C. gly-val D.gly-gly
Lời giải:
\(M_{Gly}=75 \ M_{Ala}=89 \ M_{Val}=117\)
Mà \(M_{peptit} =146 =75+89-18\)
=> Đipeptit là Gly-Ala
Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành bằng dung dịch NaOH ( dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 178,348 gam Số liên kết peptit trong X là:
A.10 B.15 C. 16 D.9
Lời giải:
Peptit + Naoh -> muối +H2O
0,25 0,25x 0,25
Bảo toàn khối lượng: \(m_{CR \ tăng} = m_{NaOH}-m_{H_2O}\)
=> 178,348 = 40.0,2875x -0,25.18
=> x=16
Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức liên quan về bài tập peptit các bạn có thể tham khảo một số bài dưới đây:
Công thức tính số liên keert peptit
Trên đây là kiến thức về peptit mà chúng tôi để tổng hợp được, mong rằng sẽ giúp được các bạn nhiều trong quá trình học. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các bạn để hoàn thiện bài viết hơn. Chúc các bạn học tập tốt
Copyright © 2021 HOCTAP247